Kỳ Lân Là Con Gì? Ý Nghĩa – Các Chú Ý Khi Lựa Chọn Kỳ Lân Phong Thủy?

Kỳ Lân Là Con Gì Ý Nghĩa – Các Chú Ý Khi Lựa Chọn Kỳ Lân Phong Thủy
Kỳ Lân Là Con Gì Ý Nghĩa – Các Chú Ý Khi Lựa Chọn Kỳ Lân Phong Thủy

Kỳ Lân là hình tượng xuất hiện phổ biến ở nhiều nền văn hóa Á Đông & trong cả trong các truyện cổ dân gian, truyền thuyết và mỹ thuật phương Tây. Vậy kỳ lân là con vật gì? Ý nghĩa cũng như các điểm cần lưu ý khi bài trí linh vật này ra sao cho tối ưu về phong thủy? Trong bài viết này, Phong Thủy Phùng Gia sẽ cùng các bạn tìm hiểu xoay quanh các nội dung trên.

Kỳ Lân Là Con Gì?

Kỳ Lân Là Con Gì
Kỳ Lân Là Con Gì

Kỳ Lân là tên gọi của sinh vật xuất phát từ thần thoại dân gian Trung Hoa, thường được mô tả với đặc điểm nửa Rồng, nửa thú. Trong nhiều truyền thuyết, Kỳ Lân thường xuất hiện với mô tả như miệng rộng, mũi Sư tử, trán lạc đà, sừng nai (đôi khi chỉ có một sừng)… Kỳ Lân là tên chung của con Kỳ (con đực, chân thường dậm hòn ngọc) và con Lân (con cái, chân thường thả trên đầu Kỳ Lân con). Ở các nền văn hóa Đông – Nam Á, Kỳ Lân thuộc bộ “Tứ linh” Long – Ly – Quy – Phượng (4 con vật linh thiêng) rất phổ biến ở Trung Hoa, Việt Nam, Đài Loan, Triều Tiên, Singapore…

Trong tín ngưỡng dân gian Á Đông, Kỳ Lân còn được biết đến với các tên khác như Lân Sư, Lân hay Ly. Mặc dù có thể hiện lên với nhiều biến thể về mô tả, song điểm chung đều nhấn mạnh Kỳ Lân là linh vật chủ về điềm lành, biểu trưng cho niềm hạnh phúc lớn lao, sự thông thái, trường thọ và may mắn. Đây cũng là linh thú nhân từ, chỉ ăn cỏ mà không ăn thịt; ngay cả khi di chuyển, Kỳ Lân cũng tránh dẫm lên cỏ hay các côn trùng khác. Rất nhiều quan niệm cho rằng, mỗi khi Kỳ Lân xuất hiện, sẽ là điềm Minh quân hay Thánh nhân xuất hiện, dự báo thiên hạ bước sang thời kỳ thái bình và thịnh đạt.

Ý Nghĩa Của Kỳ Lân

Ý Nghĩa Của Kỳ Lân
Ý Nghĩa Của Kỳ Lân

Như đã đề cập ở trên, Kỳ Lân là vật phẩm phong thủy mang tính linh rất cao. Các ý nghĩa của Kỳ Lân trong phong thủy cụ thể như sau:

  • Biểu trưng cho điềm cát lợi và may mắn: Kỳ Lân vẫn được dân gian lâu nay quan niệm mỗi khi xuất hiện sẽ là điềm lành, báo hiệu cho một thời kỳ thịnh trị hay sự xuất hiện của bậc Minh quân, nhà hiền triết hay chân sư. Không phải ngẫu nhiên, trong rất nhiều tác phẩm nghệ thuật dân gian (như hội họa, múa, điêu khắc, điển tích…) Kỳ Lân luôn gắn liền với hình tượng nhân từ và vô cùng hiền lành, gần gũi.
  • Trừ tà, hóa giải sát khí: Là một trong “Tứ linh”, bản thân Kỳ Lân mang nguồn năng lượng rất lớn. Rất nhiều thế phạm về phong thủy như “thương sát”, “xuyên tâm” có thể vận dụng Kỳ Lân để hóa giải và giảm thiểu sát khí.
  • Hóa giải các sao xấu như Nhị Hắc, Tam sát và Ngũ hoàng sát: Cần xác định chính xác phương vị Tam sát (bởi tùy vào mỗi năm hạn mà phương vị có sự khác biệt). Người có sinh tiêu thuộc Thân, Tý, Thìn, phương Nam là vị trí Tam sát; sinh tiêu thuộc Dần, Ngọ, Tuất, Tam sát ở phương Bắc; sinh tiêu thuộc Hợi, Mão, Mùi, Tam sát ở phương Tây; sinh tiêu thuộc Tỵ, Dậu, Sửu, tam sát ở phương Đông. Với Ngũ Hoàng đại sát, Nhị Hắc…việc vận dụng Kỳ Lân cũng được xem là cách thức phổ biến để hóa giải.
  •  Hóa giải tác động bất lợi của Bạch Hổ: Thông thường, để tiêu trừ tác động bất lợi của Bạch Hổ sẽ dùng một cặp Kỳ Lân đặt vị trí phạm Bạch Hổ thuộc dương trạch để tối ưu hiệu quả. Xét về hình thế, nếu phương phạm Bạch Hổ vướng vật sắc nhọn hay dạng cột ống khói xung lên, dùng Kỳ Lân đã được khai nhãn sẽ phát huy hiệu quả tối ưu nhất, giúp đưa lại an ổn cho gia chủ cũng như các thành viên khác.
  • Cải vận, giảm thiểu tai ương cho gia chủ: Là hình tượng biểu trưng cho may mắn, cho hạnh phúc và cát tường nên lựa đặt Kỳ Lân trong nhà không chỉ mang ý nghĩa trấn trạch, hóa sát mà còn đưa lại cho gia chủ những điều hanh thông và cát lành.
  • Quan lộ hanh thông, thăng tiến: Các vị trí công việc có tính ổn định, nhất là các chức vụ ở các cơ quan công quyền hay chính phủ, các dịch vụ hay trung tâm hành chính công rất phù hợp để đặt Kỳ Lân. Thường phương vị liên hệ mật thiết tới đường quan lộ hay thăng tiến là “Dịch Mã”, nên cần chú ý tới thời điểm để phát huy tối ưu công năng của Kỳ Lân ở khía cạnh này.
  • Cầu con cái, kích tình duyên: Ý nghĩa này của Kỳ Lân trong phong thủy gắn liền với điển tích “Kỳ Lân tống tử” (tức “Kỳ Lân đưa con” – hình tượng Kỳ Lân trên lưng có 2 đứa trẻ cưỡi). Để phát huy hiệu quả tối đa, cần bày vật phẩm tại vị trí tương ứng trong phòng ngủ, hướng bày cũng cần dựa vào ngày – tháng – năm sinh của vợ chồng hoặc cầm tinh con giáp cụ thể để tính. Cần tránh đặt vật phẩm tùy tiện, ngừa các phát sinh ngoài mong muốn.
  • Hóa giải thế phạm với thang máy: Ở các đô thị lớn, mật độ các cao ốc lớn, thang máy là thiết kế ngày càng trở nên quen thuộc. Tuy nhiên, trước cửa chính lại trực xung với thang máy (như ở các tòa nhà chung cư) thì đây chính là thế phạm “Liêm đao sát”, rất bất lợi. Để hóa giải có thể bày một cặp Kỳ Lân đối diện với hướng có thang máy để hóa giải thế phạm hung hiểm này.

Truyền Thuyết Về Kỳ Lân Phong Thủy

Truyền Thuyết Về Kỳ Lân Phong Thủy
Truyền Thuyết Về Kỳ Lân Phong Thủy

Kỳ Lân là một trong số ít linh vật xuất hiện rộng và phổ biến ở nhiều nền văn hóa Á Đông cũng như phương Tây. Dưới đây, Phong Thủy Phùng Gia sẽ cùng các bạn tìm hiểu về một số truyền thuyết liên quan tới linh vật này.

  • Kỳ Lân Trong Truyền Thuyết Á Đông

Hình tượng Kỳ Lân trong truyền thuyết dân gian Á Đông có nhiều điểm khác biệt với Kỳ Lân trong các huyền thoại dân gian Châu Âu. Tuy vậy, linh vật này vẫn sở hữu nhiều đặc điểm khác biệt: Mô tả thường thấy nhất là là linh vật sở hữu một sừng, cơ thể đặc trưng với năm màu trắng, đỏ, xanh, đen và vàng; mỗi bàn chân có 5 ngón, sừng luôn phủ lông và đuôi giống như ở loài bò.

Được đánh giá là sinh vật hoàn hảo nhất trong số 360 loài vật trên cạn, Kỳ Lân trong truyền thuyết Á Đông biểu trưng cho sự thông thái và cảnh giới tinh thần thượng thặng. Một truyền thuyết về Kỳ Lân gắn liền với lịch sử khoảng 3000 năm trước: xuất hiện một quái thú có dáng hình vô cùng hung dữ, thường quấy phá mùa màng, gây tai họa cho loài người. Tiếng oán thán của muôn dân vang tận cõi Thượng giới. Cảm thương, Đức Phật Di Lặc đã hóa thân, xuống hạ giới để hóa giải cho muôn dân. Nhờ hiệu lực thần tiên của Linh Chi Thảo đã khiến quái thú kia từ một con vật hung tợn, ưa sát biến thành loài nhân thú hiền lành, ưa trái cây và rau củ. Lân quy phục Đức Di Lặc, bèn theo ông về cõi Thượng giới. Hàng năm, hễ vào dịp lễ tết, linh vật này xuống trần gian, đưa lại tài lộc và may mắn cho muôn dân. Đây chính là nguồn gốc cho điển tích “Kỳ lân xuất thế, thiên hạ thái bình” lưu truyền bao lâu nay trong dân gian.

Một điển tích khác liên quan đến Đức Khổng Tử cũng gắn liền với hình tượng Kỳ Lân. Tương truyền, trước khi Đức Khổng Khâu ra đời, một con Kỳ Lân đã xuất hiện và nhả ra sách ngọc trước tư gia nhà Ông. Cuốn sách gói trọn những nét lớn về vận mệnh đời Đức Khổng Tử về sau, cho rằng Ông là địa vị Vương hầu nhưng “sinh bất phùng thời”. Sau này, khi Đức Khổng Tử sinh ra, người ta đều gọi Ông là Kỳ Lân. Ở nhiều nền văn hóa khác của Châu Á, như ở Nhật Bản, Kỳ Lân còn được gọi tên là Kirin hay Sin-you. Linh vật này nổi bật với khả năng phân biệt đúng sai, thường được khẩn cầu để phân định tội lỗi mà một người mắc phải. Ở Ba Tư (ngày nay là Iran) và Ả – rập, Kỳ Lân được biết đến với tên gọi Karkadann, được mô tả với cơ thể mang đặc điểm của loài tê giác cùng đuôi giống như một con sư tử. Mỗi chân của Karkadann có ba móng, trên trán nổi bật với sừng đen và cong như lưỡi liềm. Theo quan niệm của người Ba Tư và Ả – rập, đây là loài linh thú dữ dằn, được sinh ra từ máu và chiến trận mà bất cứ sinh vật nào cũng phải kiêng dè.

Không chỉ từ xa xưa, ở các công trình kiến trúc tôn giáo (như đền đài, lăng tẩm hay đình chùa…) Kỳ Lân đã được điêu khắc hết sức nổi bật; cho đến ngày nay, ở rất nhiều nơi có người gốc Hoa cư trú, mỗi dịp Tết, Trung thu hay khai trương, khánh tiết…các tiết mục múa Lân sư vẫn rất phổ biến. Các nghi thức này luôn nhấn mạnh về chiêu tài, khai trương cát lợi và thành công cho thân chủ hay nghiệp đoàn.

  • Kỳ Lân Trong Truyền Thuyết Tây Phương

Kỳ Lân trong các thần thoại dân gian Âu Châu thường hiện lên với hình tượng rất đặc trưng độc đáo: Mang thân hình như của loài ngựa cùng màu lông trắng muốt với một chiếc sừng nhọn nơi giữa trán và đôi cánh rất mềm mại, uyển chuyển. Hình tượng Kỳ Lân đặc biệt nổi bật vào thời kỳ Trung cổ, thậm chí có nhiều thuyết cho rằng nguồn gốc của linh vật này bắt nguồn từ Thánh Kinh. Hội họa, điển tích và truyện kể về Kỳ Lân vẫn rất phổ biến trong nhiều nền văn hóa Châu Âu ngày nay, nhất là các nền văn hóa Gothic và ngữ hệ German.

Cách Dùng Và Bài Trí Kỳ Lân Tối Ưu Về Phong Thủy

Cách Dùng Và Bài Trí Kỳ Lân Tối Ưu Về Phong Thủy
Cách Dùng Và Bài Trí Kỳ Lân Tối Ưu Về Phong Thủy

Kỳ Lân được xem là “nhân thú” (linh thú với lòng nhân từ), có thể xem là hợp với các mệnh khác nhau. Tuy vậy, để tối ưu nhất cho gia chủ về tài vận và vượng khí, chúng ta không thể xem nhẹ việc chọn Kỳ Lân sao cho hợp mệnh.

Cách Lựa Chọn Linh Vật Kỳ Lân Theo Mệnh

  • Mệnh Kim: Thân chủ nên chọn Kỳ Lân làm từ kim loại hay đất nung, gốm sứ (tương sinh) với các màu thuộc mệnh Thổ (như vàng, nâu, nâu đất…) hoặc màu thuộc mệnh Kim (như trắng, bạc, xám hay ánh kim…).
  • Mệnh Mộc: Gia chủ nên chọn Kỳ Lân Phong Thủy với chất liệu bằng thủy tinh hay gỗ, ngọc xanh. Các màu tương sinh cho mệnh Thủy (như màu xanh dương, màu đen,…).
  • Mệnh Thủy: Thân chủ nên chọn Kỳ Lân với chất liệu từ ngọc, kim loại hay thủy tinh. Các màu mệnh Thủy (như xanh dương, đen…) hoặc mệnh Kim (màu trắng, bạc, ghi xám…) là các lựa chọn phù hợp.
  • Mệnh Hỏa: Nên chọn Kỳ Lân được làm từ gỗ, mang màu thuộc mệnh Hỏa (như đỏ, cam, hồng, tím) hay mệnh Mộc (xanh lá cây).
  • Mệnh Thổ: Gia chủ mệnh Thổ nên chọn Kỳ Lân chất liệu gốm sứ, màu sắc thuộc mệnh Hỏa (như đỏ, cam, hồng hay tím,…).

Đặt Kỳ Lân Tối Ưu Nhất Về Phong Thủy

Kỳ Lân là linh vật được bài trí khá phổ biến từ công môn cho đến phòng khách hay bàn làm việc. Một số lưu ý khi bài trí Kỳ Lân mà Phong Thủy Phùng Gia chia sẻ cùng các bạn như dưới đây:

  • Đặt Kỳ Lân Phong Thủy ở công môn hay cổng công ty: Khi đặt Kỳ Lân ở cổng công ty hay công môn, cần lựa chọn chất liệu vững chắc như bằng đồng hay bằng đá tạo hình từ nguyên khối. Để phát huy tối đa công năng của Kỳ Lân cần dùng một cặp, bên phải cửa đặt một con và bên trái đặt một con. Đầu kỳ lân hướng về trước, trong khi đuôi hướng về phía công môn, hàm ý che chở, chiêu tài lộc, hóa hung sát. Nguyên tắc này cũng áp dụng cho cổng hay trước nhà thờ họ, tư gia khi chúng ta thỉnh và bày tượng Kỳ Lân cho mình.
  • Đặt Kỳ Lân Phong Thủy trong phòng khách: Thỉnh tượng Kỳ Lân và đặt nơi phòng khách không chỉ thể hiện lòng thành kính của gia chủ mà còn thể hiện cho nguyện ước hướng tới những điều may mắn, bình an và tài vận hanh thông của cả gia đình.
  • Đặt Kỳ Lân Phong Thủy nơi làm việc: Thỉnh và đặt Kỳ Lân trên bàn làm việc cần hết sức lưu ý cần bày cả đôi (cả con đực và con cái). Cần hướng đầu của Kỳ Lân hướng ra phía cửa, đuôi hướng về phía trong; điều này vừa hàm ý che chở lại hướng tới chiêu tài, giúp chủ nhân hanh thông, thuận đà thăng tiến trong công việc.
  • Đặt Kỳ Lân Phong Thủy nơi phòng ngủ: Điều này đặc biệt ý nghĩa với các cặp vợ chồng hiếm muộn hay mong chờ quý tử.
  • Với gia chủ muốn thu hút tài vận và tiền tài, các bạn có thể thỉnh đặt Kỳ Lân gần nơi nguồn nước. Theo quan niệm phong thủy “Sơn quản đinh, Thủy quản tài”. Dòng nước lưu chuyển cũng tựa như tài vận luôn trơn tru và hanh thông.
  • Với gia chủ muốn tránh các kiêng kỵ (như thị phi, va chạm hay thất thoát tài vận…), có thể thỉnh đặt linh vật này ở các khu vực bị ảnh hưởng liên quan các khía cạnh tiêu cực đã đề cập ở trên.

Cách Khai Nhãn Cho Kỳ Lân

Cách Khai Nhãn Cho Kỳ Lân
Cách Khai Nhãn Cho Kỳ Lân

Để thỉnh và đặt Kỳ Lân cho đúng nguyên tắc tâm linh và phong thủy thì việc khai quang, điểm nhãn cho linh vật này là việc không thể bỏ qua. Dưới đây, Phong Thủy Phùng Gia xin chia sẻ chi tiết các bước liên quan tới nghi thức này.

  • Để tiến hành khai nhãn cho Kỳ Lân, trước hết, ta dùng nước Ngũ vị để rửa sạch Kỳ Lân. Nước ngũ vị là loại nước chuyên dùng trong phong thủy, nhất là khi ta bao sái, chuyên dùng vào các dịp lễ, tết hay khai quang, điểm nhãn cho các linh vật tôn giáo.
  • Sau đó, ta lau khô Kỳ Lân và đặt linh vật lên đạo tràng. Các bạn cần lưu tâm: chỉ khăn bông mềm, sạch để sử dụng. Cần hết sức tránh dùng khăn dính uế tạp hay đã sử dụng vào mục đích khác trước đó.
  • Dâng hương, thực hiện nghi thức cúng Kỳ Lân (gồm nhang, nến và rượu).
  • Ta cần chuẩn bị sẵn một tấm vải đỏ, sạch nhằm đặt trùm lên 2 mắt linh vật Kỳ Lân.
  • Sau cùng, ta bắt ấn đọc chú và thực hiện khai nhãn cho linh vật.

Các bước để khai nhãn cho linh vật Kỳ Lân không quá phức tạp, tuy nhiên, các bạn cần lưu ý về địa điểm diễn ra nghi thức này. Thường các địa điểm được khuyến nghị vẫn là nơi các địa điểm tôn giáo như đền hay chùa. Điều này vừa mang ý nghĩa tâm linh lại tránh các sơ xảy xuất phát từ yếu tố chủ quan như gia chủ không rành mà thực hiện thiếu hay không đúng một trong các bước trên, là điều hết sức tránh.

Các Nguyên Tắc Khi Thỉnh Và Đặt Linh Vật Kỳ Lân Phong Thủy

Các Nguyên Tắc Khi Thỉnh Và Đặt Linh Vật Kỳ Lân Phong Thủy;
Các Nguyên Tắc Khi Thỉnh Và Đặt Linh Vật Kỳ Lân Phong Thủy;

Ngoài các câu hỏi liên quan tới nội dung như: “Kỳ Lân là con gì? Ý nghĩa của linh vật Kỳ Lân trong phong thủy cụ thể là gì?” thì các điểm lưu ý khi thỉnh đặt linh vật này cũng là mối quan tâm của không ít gia chủ. Dưới đây là một vài lưu ý mà Phong Thủy Phùng Gia cùng chia sẻ với các bạn liên quan nội dung trên.

  • Với tất cả các trường hợp khi thỉnh đặt Kỳ Lân Phong Thủy (đặt nơi cổng công môn, cổng công ty, nhà thờ họ, tư gia hay bàn làm việc…) cần lựa chọn các chất liệu bền vững như Kỳ Lân từ đá khối tự nhiên hay Kỳ Lân bằng đồng.
  • Khi lựa chọn mua để thỉnh đặt, cần lựa đủ và đúng cả cặp gồm cả Kỳ Lân đực và Kỳ Lân cái (Kỳ Lân đực dậm ngọc tròn dưới chân; trong khi Kỳ Lân cái chơi cùng Kỳ Lân con dưới chân). Vốn dĩ Kỳ (là con đực) và Lân (là con cái) cần phải đủ mới hợp lẽ Âm Dương, là tiền đề cho sự sinh sôi, nảy nở và phát triển.
  • Theo quy tắc bài trí linh vật phong thủy “Nam tả, Nữ hữu” nên khi bày Kỳ Lân bao giờ cũng bày Kỳ Lân đực bên trái và Kỳ Lân đực bên phải (góc nhìn ở đây tính từ điểm tọa của công trình dương trạch, từ trong công ty, công môn, nhà thờ họ, tư gia…nhìn ra).
  • Trường hợp Kỳ Lân chưa được khai nhãn, không nên thỉnh đặt hay bài trí. Kỳ Lân là linh vật có tính linh cao, tuy nhiên, công năng và năng lượng chỉ có thể tối ưu nhất cho thân chủ khi đã được khai quang và điểm nhãn.
  • Tránh đặt Kỳ Lân ở các phương vị bất lợi như cửa sổ hay trong nhà bếp. Đây là các cung vị không phù hợp, vốn dĩ “Long – Lân – Quy – Phụng” thuộc về “Tứ linh”. Đặt linh vật Kỳ Lân ở các vị trí bếp hay cửa sổ không chỉ thể hiện sự thiếu tôn trọng mà còn dễ đưa lại sự thất thoát tài vận cho gia chủ.
  • Những người tâm bất thiện, làm chuyện phạm pháp chớ tùy tiện thỉnh đặt linh vật Kỳ Lân Phong Thủy. Vốn dĩ Kỳ Lân là linh vật với tính linh rất cao, phải hết sức thận trọng với các vật linh có nguồn năng lượng cao như vậy!

Một Vài Kiêng Kỵ Khi Thỉnh Đặt Kỳ Lân Phong Thủy

Một Vài Kiêng Kỵ Khi Thỉnh Đặt Kỳ Lân Phong Thủy
Một Vài Kiêng Kỵ Khi Thỉnh Đặt Kỳ Lân Phong Thủy
  • Cần hết sức tránh việc động, chạm hay để người khác động, chạm vào các bộ phận tài lộc của Kỳ Lân Phong Thủy (như mắt, mũi, răng, miệng, sừng) . Điều này không chỉ gây tổn hại đến Kỳ Lân Phong Thủy mà còn đem đến những điều thiếu may mắn với người sở hữu.
  • Tránh để Kỳ Lân rơi xuống những nơi uế tạp, không sạch sẽ.
  • Không cho, tặng hay bán Kỳ Lân đã qua sử dụng cho người khác. Đây là hành động đem may mắn cùng tài lộc trao tay người khác.
  • Khi không sử dụng Kỳ Lân Phong Thủy, cần bảo quản sạch sẽ trong hộp hoặc túi đựng. Thực hiện điều này, khi sử dụng lại, công hiệu và năng lượng của Kỳ lân mới được duy trì, phát huy.
  • Tránh đặt Kỳ lân quay đầu vào trong nhà. Cần đặt Kỳ Lân Phong Thủy hướng đầu ra ngoài. Điều này chủ về Kỳ Lân sẽ ra ngoài, đưa lại lộc cho gia chủ.
  • Không đặt Kỳ lân hướng đầu vào gương, tránh phạm vào thế “Quang sát”. Hình ảnh phản chiếu của Kỳ Lân trong gương vô hình trung tạo ra sát khí, tác động tiêu cực với người sở hữu.
  • Không đặt Kỳ lân quay đầu vào giường ngủ, tránh bất lợi về lâu dài cho chủ nhân.

Hình ảnh Kỳ Lân Phong Thuỷ

Kỳ Lân Là Con Gì? Ý Nghĩa – Các Chú Ý Khi Lựa Chọn Kỳ Lân Phong Thủy?

Kỳ Lân Là Con Gì? Ý Nghĩa – Các Chú Ý Khi Lựa Chọn Kỳ Lân Phong Thủy?

Kỳ Lân Là Con Gì? Ý Nghĩa – Các Chú Ý Khi Lựa Chọn Kỳ Lân Phong Thủy?

Kỳ Lân Là Con Gì? Ý Nghĩa – Các Chú Ý Khi Lựa Chọn Kỳ Lân Phong Thủy?

Kỳ Lân Là Con Gì? Ý Nghĩa – Các Chú Ý Khi Lựa Chọn Kỳ Lân Phong Thủy?

Lời Kết

Hi vọng, với các chia sẻ trên của Phong Thủy Phùng Gia, các bạn không chỉ lý giải được các khía cạnh: “Kỳ Lân là con gì? Ý nghĩa và các chú ý khi bài trí Kỳ Lân Phong Thủy?” mà còn có thêm các thông tin hữu ích để lựa chọn linh vật này sao cho phù hợp nhất với bản thân mình.

Để có thêm các thông tin đặc sắc về Kỳ Lân Phong Thủy cũng như các vật phẩm chiêu tài, hóa sát khác, các bạn vui lòng lưu lại thông tin hay liên hệ qua hotline  0858.111.999

=>> Xem thêm:

Đánh giá bài viết
Cập nhật lúc: 23:29 - 07-12-2020
Chia sẻ:

TIN LIÊN QUAN

  • Nội dung bài viếtKỳ Lân Là Con Gì?Ý Nghĩa Của Kỳ LânTruyền Thuyết Về Kỳ Lân Phong ThủyCách Dùng Và Bài Trí Kỳ Lân Tối Ưu Về Phong ThủyCách Lựa Chọn Linh Vật Kỳ Lân Theo MệnhĐặt Kỳ Lân Tối Ưu Nhất Về Phong ThủyCách Khai Nhãn Cho Kỳ LânCác Nguyên Tắc Khi Thỉnh Và […]

  • Nội dung bài viếtKỳ Lân Là Con Gì?Ý Nghĩa Của Kỳ LânTruyền Thuyết Về Kỳ Lân Phong ThủyCách Dùng Và Bài Trí Kỳ Lân Tối Ưu Về Phong ThủyCách Lựa Chọn Linh Vật Kỳ Lân Theo MệnhĐặt Kỳ Lân Tối Ưu Nhất Về Phong ThủyCách Khai Nhãn Cho Kỳ LânCác Nguyên Tắc Khi Thỉnh Và […]

  • Nội dung bài viếtKỳ Lân Là Con Gì?Ý Nghĩa Của Kỳ LânTruyền Thuyết Về Kỳ Lân Phong ThủyCách Dùng Và Bài Trí Kỳ Lân Tối Ưu Về Phong ThủyCách Lựa Chọn Linh Vật Kỳ Lân Theo MệnhĐặt Kỳ Lân Tối Ưu Nhất Về Phong ThủyCách Khai Nhãn Cho Kỳ LânCác Nguyên Tắc Khi Thỉnh Và […]

  • Nội dung bài viếtKỳ Lân Là Con Gì?Ý Nghĩa Của Kỳ LânTruyền Thuyết Về Kỳ Lân Phong ThủyCách Dùng Và Bài Trí Kỳ Lân Tối Ưu Về Phong ThủyCách Lựa Chọn Linh Vật Kỳ Lân Theo MệnhĐặt Kỳ Lân Tối Ưu Nhất Về Phong ThủyCách Khai Nhãn Cho Kỳ LânCác Nguyên Tắc Khi Thỉnh Và […]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Master Phùng Phương: Chuyên gia phong thủy trẻ tuổi nhất Việt Nam thuộc hiệp hội Phong Thủy Thế Giới IFSA

Trong suốt cuộc hành trình trên con đường kinh doanh, anh không thần thánh hóa phong thủy mà luôn lấy những tư tưởng của bộ môn khoa học đó làm ngọn hải đăng soi đường dẫn lối cho anh tới với thành công. Có phong thủy tốt cũng giống như việc đi đường xa mà có chú bảo mã song hành. Và tới giờ, các doanh nghiệp startup của anh vẫn luôn phát đạt nhờ những kiến thức phong thủy để thuận theo lẽ trời đất và nắm bắt cơ hội, kích vận tài lộc.

Trong hơn 10 năm qua, Master Phùng Phương đã dùng những kiến thức thực nghiệm để giúp hàng nghìn doanh nhân và chủ doanh nghiệp đắc tài lộc, gia đạo viên mãn và xây dựng hàng chục các công trình Đình, Đền, Chùa, biệt thự chuẩn phong thủy chính phái.

Đó cũng chính xác là những kiến thức thực nghiệm và thực tế mà Master Phùng Phương đã áp dụng khoa học phong thủy để phát triển bền vững 05 doanh nghiệp của anh chứ không phải lý thuyết sách vở.

Về tác giả
All search results