Trích Thiên Tủy Bình Chú là cuốn sách kinh điển về lý luận của Tử Bình Tứ Trụ. Ở Trung Quốc những người học Tứ Trụ đều coi đây là cuốn sách nền tảng làm kim chỉ nam cho việc học tập và luận giải. Tương truyền do Lưu Bá Ôn thời nhà Minh biên soạn, sau được Nhậm Thiết Tiều thời nhà Thanh bình chú.
Điểm Lại Đôi Nét Về Trích Thiên Tủy
Trong sách Trích Thiên Tuỷ Bình Chú, tác giả có đề cập đến việc lời nói của người xưa thường ngắn gọn, súc tính đôi khi lại khó hiểu. Chương thiên đạo này, cổ nhân muốn bàn đến cái nguồn gốc âm dương mà Kinh Dịch đã nói đến.
Hai khí âm dương này cọ xát nhau mà có bốn mùa, mùa xuân mộc, mùa hạ hảo, mùa thu kim, mùa đông thủy và bốn tháng cuối của bốn mùa thì khổ thí (trong tháng 3, 6, 9, 12). Năm cái khí này tý lệnh bốn mùa, thuận thì sinh nghịch thì sát.
Con người bẩm thụ cái thiên khí âm dương, ngũ hành mà thành hình tượng. Tuy thụ mệnh không đồng như nhau, nhưng tựu trung lại thì không vượt ra khỏi lý tam nguyên thiên địa nhân vậy.
Mệnh bẩm thụ khác nhau thì cát hung cũng không giống nhau, thế gian có vạn vật tất có vạn sự.
Thế cho nên con người học đoán mệnh cái cần yếu nhất là hiểu được cái cơ động tịnh của âm dương, cái sinh vượng của ngũ hành trong tứ trụ có trong thiên can và địa chi được mệnh danh là tam tài thiên địa nhân. Cứ theo cái lẻ ấy mà luận đoán cát hung, đó là phương pháp chính tông vậy.
Vì vậy mà cổ nhân mới khuyên chúng ta: muốn biết được lý tam nguyên thì trước phải xem sự động tịnh của âm dương sau đó mới xét đến cái lý của ngũ hành.
Nhân sinh bẩm thụ mệnh, khí ngũ hành thiên lệch bất toàn mà họa phúc, cát hung cũng từ đó mà sinh ra. Vì thế cho nên, thánh nhân khuyên người học đoán mệnh cần hết sức quan tâm sự thông thuận của khí âm dương, sự lệch lạc của ngũ hành mà quyết định cát hay hung, thành hay bại, thọ yếu cùng thông.
Trân trọng giới thiệu tới quý bạn đọc đầu sách về bộ môn huyền học này!