Trả Lời: Vì Sao Tết Đoan Ngọ Lại Ăn Thịt Vịt?
Tết Đoan Ngọ là ngày quan trọng đối với mỗi người dân Việt. Ngoài các phong tục thực hiện, thực phẩm như bánh trái, hoa quả là những vật cúng không thể nào thiếu. Thế nhưng, có nhiều người còn băn khoăn vì sao Tết Đoan ngọ lại ăn thịt vịt? Dưới đây là bài chia sẻ chi tiết mời quý bạn đọc tham khảo.
Tổng Quan Những Món Ăn Vào Ngày Tết Đoan Ngọ
Hằng năm vào ngày 5/5 âm lịch người dân khắp các vùng miền nô nức diễn ra các hoạt động văn hóa ngày tết Đoan Ngọ. Truyền thống vào ngày này ngoài cúng hoa quả tươi ngon, những món ăn từng vùng miền được ứng dụng và có sự biến tấu sao cho phù hợp.
Đối với người dân miền Nam đã quen thuộc với sự xuất hiện của bánh tro, bánh ú và những chén rượu nếp và các loại trái cây như Mận, Xoài, Vải, Chôm Chôm được bày trên bàn thờ. Thế nhưng, người dân miền Trung có sự khác biệt hơn. Cơm nếp người miền Trung khác hơn miền Nam là gói cơm nếp trong lá chuối hình vuông và số lượng là 3 viên, các loại hoa quả cũng được bày trí. Khi thưởng thức họ bắt đầu tháo lá chuối bên ngoài, xếp viên cơm vào chén vuông vức và đổ rượu vào. Ngoài ra, vịt là món ăn trong ngày lễ không thể thiếu được của người dân miền Trung, đặc biệt là khu vực Huế.
Nguồn Gốc Tục Lệ Ăn Thịt Vịt Vào Tết Đoan Ngọ
Tục lệ ăn thịt vịt ngày tết Đoan Ngọ đã có từ lâu đời. Nhiều người chia sẻ rằng miền Trung khí hậu khá khắc nghiệt, vào tháng 5 việc sử dụng thịt vịt còn có nhiều ý nghĩa khác nhau, từ việc trân trọng ngày lễ trọng đại sau tết Nguyên Đán, lẫn sức khỏe trong thời điểm nóng nực.
Khu vực miền Trung đặc biệt là Huế có nền ẩm thực phong phú, lễ nghi và rất mực thước trong các phong tục tập quán. Đây cũng là lý do chính xuất hiện tục ăn thịt vịt vào dịp tết Đoan Ngọ hằng năm.
Ở miền Nam, vào ngày lễ tết Đoan Ngọ thường sử dụng chè trôi nước và các thức ăn có vị ngọt nói chung. Thế nhưng một số khu vực cũng dần chuộng việc sử dụng thịt vịt cho tết Đoan Ngọ. Đây là nét văn hóa truyền thống trong mâm cỗ cúng được nhiều gia chủ lưu giữ đến ngày nay.
Vì Sao Tết Đoan Ngọ Lại Ăn Thịt Vịt?
Thông thường bước vào ngày đầu tháng nhiều người kiêng ăn thịt vịt vì sơ đen đủi, tan đàn xẻ cánh. Thế nhưng, riêng dịp tết Đoan Ngọ đầu tháng 5 vịt lại là món ăn được sử dụng nhiều nhất, đặc biệt là các tỉnh miền Trung.
Mọi người quan niệm rằng: thịt vịt mát, khi ăn vào làm cơ thể mát mẻ và tươi tắn cả năm. Người Việt cho rằng từ ngày 5/5 vịt bắ đầu bước vào mùa vì thế thịt chắc hơn thường ngày, thớ thịt dày và không bị tanh. Thế nên rất tuyệt với nếu sử dụng thịt vịt chế biến làm các món vịt luộc, nướng trong ngày lễ diệt sâu bọ.
Vậy Ăn Thịt Vịt Vào Tết Đoan Ngọ Có Tốt Hay Không?
Theo đông y việc ăn thịt vịt có tác dụng chuyển động phong huyết, bồi bổ sức khỏe cho người mệt mỏi, người lao lực nhiều. Hơn nữa, vịt là thức ăn giải độc, tiêu trừ mụn lưng cực tốt. Các lương y cho rằng ăn thịt vịt tốt cho người suy nhược, người kén ăn, bị sốt, phụ nữ ít kinh nguyệt và sản phụ thiếu sữa.
Chính vì những lý do trên mà vào ngày tết Đoan Ngọ, trời trở nóng nực, không khí oi ả, nhiệt độ khá cao vì thế sử dụng thịt vịt nấu chao là điều tuyệt vời vừa ngon lại giúp cân bằng nhiệt độ bên trong cơ thể, phù hợp với phong tục của người Việt Nam ta.
Lời Kết
Vừa rồi là bài chia sẻ về câu hỏi vì sao tết Đoan Ngọ lại ăn thịt vịt. Mong rằng những chia sẻ trên chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về phong tục truyền thống của dân tộc ta. Ngoài thịt vịt bạn có thể thay thế bằng những món ăn truyền thống khác ý nghĩa và hợp với từng vùng miền. Đừng quên chia sẻ dưới form tư vấn bên cạnh các món ăn gia đình bạn thường chuẩn bị vào dịp tết Đoan Ngọ nhé!