Không chỉ là một trong các phương tiện xuất hiện sớm nhất trong lịch sử giao thương, khám phá các miền đất mới…của nhân loại, Thuyền Buồm còn là vật phẩm mang ý nghĩa phong thủy hết sức đa dạng, độc đáo.
Vậy Thuyền Buồm Phong Thủy là gì? Ý nghĩa của vật phẩm này ra sao cũng như cần lưu ý những gì khi bày vật phẩm này? Các bạn cùng Phong Thủy Phùng Gia tìm hiểu các nội dung trên qua bài viết dưới đây nhé!
Thuyền Buồm Phong Thủy Là Gì?
Thuyền Buồm Phong Thủy là một trong các vật phẩm phong thủy xuất hiện rất sớm liên quan đến quá trình đi lại, giao thương, thám hiểm, thậm chí cả chinh phạt (phục vụ cho mục đích chiến tranh)…trong lịch sử hết sức đa sắc của nhân loại.
Gắn liền với thành ngữ “Thuận buồm, xuôi gió”, Thuyền Buồm Phong Thủy là vật phẩm không chỉ biểu trưng cho vạn sự hanh thông, may mắn cát lợi, mà còn mang ý nghĩa chiêu tài sâu sắc, thể hiện cho tâm nguyện hướng tới sự viên mãn, vẹn tròn của bao người.
Ý Nghĩa Của Thuyền Buồm Trong Phong Thủy
Biểu trưng cho sự hanh thông, thuận lợi
Xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử nhân loại, Thuyền Buồm là phương tiện đường thủy phổ biến ở hầu khắp các châu lục. Con thuyền với những cánh buồm “no” gió biểu trưng cho thời tiết lý tưởng, xa hơn là Thiên thời – Địa lợi & Nhân hòa, hứa hẹn những thành công và thắng lợi trên con đường thành công.
Lựa một vị trí tối ưu cùng vật phẩm Thuyền Buồm Phong Thủy phù hợp sẽ giúp bạn đón nhận cát khí, may mắn và hanh thông.
Ý nghĩa thuyền buồm về sự thành công
Với những ngư dân miền biển, sau những chuyến hải trình dài ngày, hình ảnh con thuyền no gió, đầy ắp cá hay vật phẩm trở về là thành quả của bao ngày vất vả, chờ đợi.
Con thuyền với những cánh buồm “no” gió còn thể hiện cho nét phóng khoáng, tự do như sinh khí Đất trời…Thuyền Phong Thủy do đó, không chỉ biểu trưng cho sự thu gặt kết quả, chủ về thành công, mà còn chủ về cát khí, hỷ tài thúc đẩy may mắn và vận trình hanh thông của gia chủ.
Vật phẩm chiêu tài, kích vận
Phong thủy học quan niệm: “Sơn quản đinh, Thủy quản tài”. Thuyền Phong Thủy gắn liền với Nước (nơi biển cả) và Gió (miền đại dương) – đều là những nguyên tố động, đặc trưng gắn liền với tài vật, hỷ tài trong phong thủy.
Với bất kỳ chủ nhân nào khi đang trên con đường mong mỏi sự nghiệp hanh thông, thi cử đỗ đạt hay xuất ngoại trót lọt… thì Thuyền Buồm Phong Thủy là vật phẩm không thể thiếu để chiêu tài, kích vận vậy!
Biểu trưng cho tinh thần bền bỉ, vượt mọi trở ngại
Con thuyền với những cánh buồm “no” gió, rẽ sóng ra khơi đã không chỉ thể hiện cho ước muốn chinh phục, phát triển giao thương, khám phá những miền đất mới…, mà nó còn thể hiện cho bản lĩnh, cho sự kiên định của con người vượt mọi thử thách để hướng tới thành công.
Cầu mong an toàn và may mắn
Với mỗi ngư dân miền biển, một chuyến hải trình chỉ được xem là thành công viên mãn khi tất cả thuyền viên khi trở về đều bình an. Thực tế các chuyến giao thương, chu du hay khám phá gắn liền với phương tiện này thì an toàn và may mắn luôn là nhân tố được xem trọng hàng đầu.
Thuyền Buồm Phong Thủy, do đó, ngoài ý nghĩa chiêu tài, khai vận cũng thể hiện cho sự may mắn, “Đầu xuôi, đuôi lọt” tới chủ nhân.
Là vật phẩm mang tính thẩm mỹ độc đáo
Với tất cả các ý nghĩa phong thủy như trên, cũng như là một vật phẩm hết sức đẹp mắt, không phải ngẫu nhiên mà Thuyền Buồm Phong Thủy lại là sự lựa chọn của rất nhiều chủ nhân lựa trưng ở những không gian rất trang trọng (như phòng khách, nơi làm việc hay văn phòng đại diện…).
Hình Tượng Và Truyền Thuyết Về Thuyền Buồm Trong Văn Hóa
Thuyền buồm đã gắn bó với con người từ hàng ngàn năm trước. Thuyền là một trong những phương tiện giao thông đầu tiên trong lịch sử loài người.
Từ rất sớm trong lịch sử, thuyền buồm đã đi liền với rất nhiều mục đích sử dụng khác nhau rất phong phú của con người: giao thương, chinh phạt, đánh bắt hải sản, khám phá những vùng đất lạ…
Trong lịch sử dân tộc ta, các trận thủy chiến gắn liền với thắng lợi hiển hách của quân dân ta trước quân xâm lược (như trận Bạch Đằng Giang, năm 938; trận diệt tướng Ô Mã Nhi – danh tướng đế chế Nguyên – Mông của quân dân nhà Trần năm 1288)…đều gắn liền với phương tiện thuyền buồm của quân dân ta.
Trên thế giới, vào cuối thế kỷ XV, việc dùng thuyền buồm để thăm dò và phát hiện ra Châu Mỹ của nhà thám hiểm Christopher Columbus đã tạo ra những bước ngoặt về lịch sử, không chỉ về mặt địa lý, giao thương mà thậm chí còn “định hình” lại cả một phần nào đó lịch sử thế giới về sau.
Với sự xuất hiện rất sớm và ý nghĩa phong thủy đa dạng, độc đáo như vậy, không khó để lý giải ở hầu hết các công ty hay tư gia của cộng đồng người Hoa, người Hán, ta đều rất dễ dàng bắt gặp vật phẩm Thuyền Phong Thủy được trưng bày rất phổ biến.
Cách Bài Trí Thuyền Buồm Tối Ưu Về Phong Thủy
Tùy theo mệnh hay căn cứ vào yếu tố Ngũ hành mà mỗi thân chủ cần cân nhắc lựa chọn và bày vật phẩm Thuyền Phong Thủy sao cho tối ưu nhất cho bản thân. Dưới đây, Phong Thủy Phùng Gia cùng các bạn sẽ tìm hiểu đôi nét về các điểm này.
Các Nguyên Tắc Bài Trí Thuyền Buồm Phong Thủy Tối Ưu
Căn cứ theo nguyên lý Ngũ hành, các bạn có thể lựa vật phẩm Thuyền Phong Thủy như sau:
- Vật phẩm Thuyền Buồm Phong Thủy mạ vàng, pha lê hay chất liệu kim loại cho người mệnh Thủy.
- Mô hình Thuyền Buồm Phong Thủy gỗ cho người mệnh Mộc.
- Vật phẩm Thuyền Buồm Phong Thủy pha lê cho người mệnh Kim.
Cạnh đó, các bạn cũng cần căn cứ vào hướng nhà để đặt vật phẩm này sao cho tối ưu nhất:
- Đối với nhà hướng Đông hay Đông Nam (thuộc mệnh Mộc), các bạn có thể vật phẩm Thuyền Buồm Phong Thủy gỗ sẽ tối ưu nhất.
- Với nhà hướng Tây, Tây Bắc (thuộc mệnh Kim), các bạn có thể đặt Thuyền Buồm Phong Thủy có chất liệu là kim loại.
- Với nhà hướng Đông Bắc hay Tây Nam (thuộc mệnh Thổ), Thuyền Buồm Phong Thủy là pha lê sẽ phù hợp nhất để đặt.
Để phát huy tối ưu công năng của Thuyền Buồm Phong Thủy, các bạn lưu ý đặt vật phẩm này ở các vị trí thoáng đãng, không gian trung tâm để lan tỏa vận khí cát lành (như cửa ra vào tư gia, văn phòng, bàn làm việc trên các khu vực hồ cá hay hòn non bộ…).
Riêng ở các vị trí mang tính “Thủy” (như hồ cá, hòn non bộ, trên bể cá) sẽ tối ưu hóa khả năng chiêu tài, khai vận của Thuyền Phong Thủy.
Một Vài Kiêng Kỵ Khi Bài Trí Thuyền Buồm Phong Thủy
- Thuyền Buồm Phong Thủy chủ về hành Thủy, trong khi bếp thuộc hành Hỏa nên hết sức tránh đặt vật phẩm này ở không gian bếp; dễ tạo ra cách cục Thủy – Hỏa tương xung, bất lợi cho gia chủ.
- Khi trưng bày vật phẩm Thuyền Phong Thủy cần tránh bày hướng thẳng ra cửa chính hay cửa sổ. Cách bày đặt này vừa thiếu thẩm mỹ, lại không mang ý chiêu tài, đón nhận may mắn của chủ nhân.
- Tuyệt đối không để 2 thuyền đâm đầu vào nhau, chủ về gặp nhiều ngáng trở hay sự cạnh tranh nhiều.
- Khi trưng bày hai vật phẩm Thuyền Phong Thủy ở một không gian, mũi thuyền nên xoay về cùng một hướng; tránh sự xung khắc hay bất hòa không mong muốn.
- Không trưng bày mô hình tàu Titanic: Đây là con tàu gắn với một ký ức hải trình bi thảm, tránh trưng để xa rời những rủi ro không mong muốn.
- Nên lựa vật phẩm Thuyền Buồm Phong Thủy căng gió, vững chãi. Tránh để vật phẩm bị nghiêng lệch, đổ hay hư hỏng.
Ngoài ra, gia chủ không đặt một số loại mô hình thuyền buồm không nên bày trong nhà:
- Mô hình thuyền chiến: Mô hình thuyền chiến với nhiều khẩu pháo xung quanh; dễ đưa lại sự bất đồng khi bày nơi không gian làm việc, đồng thời cũng dễ tạo ra bất hòa khi bày ở gia đình.
- Mô hình thuyền buồm bằng vải: Chất liệu cánh buồm bằng vải dễ bị dính bụi, làm ảnh hưởng đến giá trị phong thủy của sản phẩm nên không nên sử dụng.
- Mô hình thuyền buồm bằng nhựa: Nhựa là một vật liệu nhân tạo, không có ý nghĩa phong thủy như chiêu tài, khai vận.
Hình ảnh thuyền buồm phong thuỷ
Lời Kết
Hi vọng, với các chia sẻ trên của Phong Thủy Phùng Gia, các bạn không chỉ lý giải được các khía cạnh: “Thuyền Buồm Phong Thủy là gì? Ý nghĩa và các chú ý khi bài trí Thuyền Buồm Phong Thủy?” mà còn có thêm các thông tin hữu ích để lựa chọn linh vật này sao cho phù hợp nhất cho bản thân mình.
Để có thêm các thông tin đặc sắc về Thuyền Buồm Phong Thủy cũng như các vật phẩm chiêu tài, hóa sát khác, các bạn vui lòng lưu lại thông tin hay liên hệ qua hotline 0858.111.999