Tết Đoan Ngọ Là Ngày Gì? Cần Cúng Gì Trong Tết Đoan Ngọ 2021?

Trong rất nhiều các nghi lễ truyền thống, ta vẫn thường nghe về Tết Đoan Ngọ. Tuy nhiên, tết Đoan Ngọ là ngày gì? Nguồn gốc, ý nghĩa hay các nghi thức đi cùng ngày này ra sao?…vẫn là điểm mà không ít độc giả còn bỡ ngỡ.

Để lý giải sâu hơn các khía cạnh trên, các bạn cùng Phong Thủy Phùng Gia điểm qua bài viết sau.

Tết Đoan Ngọ Là Ngày Gì?

Tháng tư đong đậu nấu chè

                     Ăn tết Đoan Ngọ trở về tháng năm… (Ca dao)

Tết Đoan Ngọ là ngày diệt sâu bọ theo tục lệ dân gian và dần trở thành một nét văn hóa gắn liền với lịch sử lâu đời của dân tộc. Nghi thức cho ngày tết Đoan Ngọ được tiến hành vào ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch. Trong năm Tân Sửu (2021), ngày này sẽ rơi vào thứ Hai, ngày 14/06/2021 Dương lịch

Theo phép chiết tự, Đoan Ngọ chỉ vào thời điểm ban trưa, khi Dương khí đang ở thời điểm thịnh nhất. Ở nước ta, tết Đoan Ngọ còn được gọi dân dã với tên “tết diệt sâu bọ”. Hiểu giản dị nhất, đây là thời điểm tiết chuyển mùa, sâu bệnh dễ sinh sôi, cần sự lưu tâm của con người để tránh các đe dọa cho mùa màng và cây trồng.

Nguồn Gốc Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ Là Ngày Gì
Tết Đoan Ngọ Là Ngày Gì

Tết Đoan Ngọ vốn bắt nguồn từ văn hóa Trung Hoa, gắn liền với điển cố về bậc trung thần thời Chiến Quốc là Khuất Nguyên – tác giả khúc “Ly Tao” trứ danh. Can gián vua nước Sở là Hoài Vương bất thành, lại bị kẻ gian thần bày kế hãm hại, ông đã trầm mình xuống sông Mịch La vào ngày 5 tháng 5 Âm lịch. 

Thương tiếc bậc trung thần, hiền sĩ, mỗi năm vào ngày mùng 5 tháng Năm (theo lịch Âm) đều duy trì tục cúng tết Đoan Ngọ và tục còn truyền đến ngày nay.

Tại Việt Nam, tết Đoan Ngọ khi du nhập vào nước ta lại mang thêm các ý nghĩa và điển tích khác nhau.

Ngày tết Đoan Ngọ ở nước ta mang các tên dân dã hơn, như “Tết diệt sâu bọ” hay “ngày giết sâu bọ”. Theo truyền thuyết, vào năm nọ sau vụ mùa, sâu bọ xuất hiện nhiều khiến muôn dân lo lắng. Từ đâu đó, xuất hiện một ông lão xưng Đôn Truân; ông chỉ cho mỗi nhà cách cúng bánh tro cùng trái cây; lại ra trước nhà mình vận động để củng cố sức khỏe và thể lực…

Mọi người làm theo, thấy lũ sâu bọ quả nhiên bị loại trừ. Cảm tạ ơn ông, hàng năm vào mỗi dịp mùng 5 tháng Năm (Âm lịch) đều duy trì tục cúng tết Đoan Ngọ.

Ý Nghĩa Tết Đoan Ngọ

Ý Nghĩa Tết Đoan Ngọ
Ý Nghĩa Tết Đoan Ngọ

Ở trên, ta đã lý giải phần nào khái niệm “Tết Đoan Ngọ là ngày gì?”, để lý giải kỹ hơn, ta sẽ đi sâu về ý nghĩa của tập tục này. Tết Đoan Ngọ không chỉ là tục phổ biến ở các quốc gia như Trung Quốc, Việt Nam, Đài Loan…mà còn là nghi thức mang nhiều ý nghĩa với nền văn lúa nước gắn liền với nền sản xuất nông nghiệp từ lâu đời tại các khu vực này.

Như đã đề cập ở trên, tiết tháng 5 Âm lịch là giai đoạn chuyển mùa, khí hậu, tiết trời có không ít thay đổi, con người dễ mắc bệnh, cây cối cũng dễ bị sâu bọ làm hại…Tết Đoan Ngọ do đó vừa để thể hiện lòng tạ ơn Trời Đất, mong cầu một mùa vụ bội thu; mặt khác, đây cũng là ngày nhấn mạnh sự lưu tâm của con người, phòng trừ sâu bệnh nhằm tránh các yếu tố bất lợi cho mùa màng, phòng ngừa sâu bệnh.

Ngoài ra, đây còn là dịp đoàn viên, sum họp gia đình, khiến gia đạo thêm gắn kết và hòa hợp.

Thủ Tục Cúng Tết Đoan Ngọ

Thủ Tục Cúng Tết Đoan Ngọ
Thủ Tục Cúng Tết Đoan Ngọ

Tùy vào phong tục hay tập quán, điều kiện khác nhau mà nghi thức cúng vào dịp tết Đoan Ngọ cũng có đôi nét khác biệt. Dưới đây là quá trình thủ tục được tổng hợp khi tiến hình tổ chức nghi thức lễ cúng Tết Đoan Ngọ, bạn đọc hãy cùng theo dõi và tìm hiểu cùng Phong Thủy Phùng Gia ngay dưới đây nhé!

Lễ Vật Cúng Tết Đoan Ngọ 

Lễ Vật Cúng Tết Đoan Ngọ
Lễ Vật Cúng Tết Đoan Ngọ

Với tết Đoan Ngọ, mâm lễ tiêu biểu sẽ gồm các vật phẩm đặc trưng, như:

  • Hương hoa
  • Vàng mã.
  • Rượu, trà khô, chén gạo, chén muối.
  • Nước
  • Rượu nếp.
  • Trái cây theo mùa (như mận, vải, dưa hấu, xoài, dưa lê, dưa bở…)

Sau khi đã chuẩn bị tươm tất đồ lễ cho mâm cúng, thường trong khung giờ Mão (từ 5 giờ đến 7 giờ sáng) hoặc khung giờ Thìn (từ 7 giờ đến 9 giờ sáng) các gia chủ có thể tiến hành nghi thức cúng. Lễ cúng có thể ở trong nhà hay ngoài sân, tùy theo địa điểm cúng mà văn khấn có sự khác biệt như dưới đây.

Văn Khấn Cúng Tết Đoan Ngọ

Văn Khấn Cúng Tết Đoan Ngọ
Văn Khấn Cúng Tết Đoan Ngọ

Như đã đề cập ở trên, tùy vào mâm cúng thỉnh Gia tiên (cúng trong nhà) hay thỉnh Ngọc Hoàng Thượng Đế cùng chư vị Thần tiên (cúng ngoài trời) mà các gia chủ cần linh hoạt khi chuẩn bi lễ phẩm và văn khấn.

Văn Khấn Tết Đoan Ngọ Thỉnh Gia Tiên

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

– Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ).

Tín chủ chúng con là: …

Ngụ tại: …

Hôm nay là ngày mùng 5/5 Âm lịch, nhằm ngày Tết Đoan ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần, cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ …, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Văn Khấn Tết Đoan Ngọ Thỉnh Ngọc Hoàng Thượng Đế Và Thần Tiên

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần. Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ).

Tín chủ chúng con là:… Tuổi:.. Ngụ tại:…

Hôm nay là ngày Tết Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Các Hoạt Động Đặc Trưng Trong Lễ Đoan Ngọ

Các Hoạt Động Trong Tết Đoan Ngọ
Các Hoạt Động Trong Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ rơi vào thời điểm đầu hè, các sản vật đi cùng cũng vô cùng phong phú. Trong dịp này, nhiều món ẩm thực đặc sắc dường như đã trở thành đặc trưng cho ngày Tết này:

  • Rượu nếp, rượu cẩm;
  • Bánh tro;
  • Trái cây (vải, mận hậu, xoài, dưa hấu, dưa lê, dưa bở…);
  • Chè trôi nước, xôi, chè, bánh khúc (miền Bắc);
  • Chè kê, các món ăn về vịt (miền Trung);
  • Chè trôi nước, bánh ú, trái cây miệt vườn (miền Nam)…

Bên cạnh ẩm thực, nhiều hoạt động đặc trưng cũng được cử hành vào ngày này, như:

  • Hái thuốc: Theo quan niệm, những gì hái hay đào được vào dịp tết Đoan Ngọ đều là những vị thuốc tốt, có thể chữa được nhiều bệnh. Các loại cây thuốc (như đinh lăng, ngải cứu, lá mùi…) thường được thu hái vào dịp này.
  • Tắm lá mùi: Ngoài dịp tết Nguyên Đán, vào tết Đoan Ngọ, theo tập tục, người ta thường hái những cây mùi già, đun nước tắm với mong muốn giải trừ vận xui độc tố khỏi cơ thể. Ở nhiều nơi ven sông hay miền biển, dân gian có tục chọn đúng giờ Ngọ để rủ nhau ra tắm biển, tắm sông.
  • Tại một số vùng còn có thêm các tục lệ như nhuộm móng chân, móng tay, treo ngải cứu để trừ tà… 

Ngoài ra, các hoạt động thể chất (như đua thuyền Rồng, gói thuốc ở trẻ em…) cũng rất phổ biến tại Trung Quốc – xuất xứ của tết Đoan Ngọ từ lâu đời.

Lời Kết

Hi vọng, với các chia sẻ xoay quanh Tết Đoan Ngọ là ngày gì cùng các phạm trù liên quan, các Quý bạn hữu đã phần nào lý giải và có thêm các tri thức hữu ích về mọt trong các tập tục của dân tộc.

Để có thêm các tri thức phong thủy hữu ích cũng như nhận được các ưu đãi lớn nhất về các vật phẩm chiêu tài, hóa sát và hướng nguyện may mắn, các bạn vui lòng điền form bên cạnh, Phong Thủy Phùng Gia sẽ kết nối và hỗ trợ các bạn trong thời gian sớm nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Đánh giá bài viết
Cập nhật lúc: 18:23 - 18-05-2021
Chia sẻ:

TIN LIÊN QUAN

  • Nội dung bài viếtTết Đoan Ngọ Là Ngày Gì?Nguồn Gốc Tết Đoan NgọÝ Nghĩa Tết Đoan NgọThủ Tục Cúng Tết Đoan NgọLễ Vật Cúng Tết Đoan Ngọ Văn Khấn Cúng Tết Đoan NgọVăn Khấn Tết Đoan Ngọ Thỉnh Gia TiênVăn Khấn Tết Đoan Ngọ Thỉnh Ngọc Hoàng Thượng Đế Và Thần TiênCác Hoạt Động Đặc Trưng […]

  • Nội dung bài viếtTết Đoan Ngọ Là Ngày Gì?Nguồn Gốc Tết Đoan NgọÝ Nghĩa Tết Đoan NgọThủ Tục Cúng Tết Đoan NgọLễ Vật Cúng Tết Đoan Ngọ Văn Khấn Cúng Tết Đoan NgọVăn Khấn Tết Đoan Ngọ Thỉnh Gia TiênVăn Khấn Tết Đoan Ngọ Thỉnh Ngọc Hoàng Thượng Đế Và Thần TiênCác Hoạt Động Đặc Trưng […]

  • Nội dung bài viếtTết Đoan Ngọ Là Ngày Gì?Nguồn Gốc Tết Đoan NgọÝ Nghĩa Tết Đoan NgọThủ Tục Cúng Tết Đoan NgọLễ Vật Cúng Tết Đoan Ngọ Văn Khấn Cúng Tết Đoan NgọVăn Khấn Tết Đoan Ngọ Thỉnh Gia TiênVăn Khấn Tết Đoan Ngọ Thỉnh Ngọc Hoàng Thượng Đế Và Thần TiênCác Hoạt Động Đặc Trưng […]

  • Nội dung bài viếtTết Đoan Ngọ Là Ngày Gì?Nguồn Gốc Tết Đoan NgọÝ Nghĩa Tết Đoan NgọThủ Tục Cúng Tết Đoan NgọLễ Vật Cúng Tết Đoan Ngọ Văn Khấn Cúng Tết Đoan NgọVăn Khấn Tết Đoan Ngọ Thỉnh Gia TiênVăn Khấn Tết Đoan Ngọ Thỉnh Ngọc Hoàng Thượng Đế Và Thần TiênCác Hoạt Động Đặc Trưng […]

Master Phùng Phương: Chuyên gia phong thủy trẻ tuổi nhất Việt Nam thuộc hiệp hội Phong Thủy Thế Giới IFSA

Trong suốt cuộc hành trình trên con đường kinh doanh, anh không thần thánh hóa phong thủy mà luôn lấy những tư tưởng của bộ môn khoa học đó làm ngọn hải đăng soi đường dẫn lối cho anh tới với thành công. Có phong thủy tốt cũng giống như việc đi đường xa mà có chú bảo mã song hành. Và tới giờ, các doanh nghiệp startup của anh vẫn luôn phát đạt nhờ những kiến thức phong thủy để thuận theo lẽ trời đất và nắm bắt cơ hội, kích vận tài lộc.

Trong hơn 10 năm qua, Master Phùng Phương đã dùng những kiến thức thực nghiệm để giúp hàng nghìn doanh nhân và chủ doanh nghiệp đắc tài lộc, gia đạo viên mãn và xây dựng hàng chục các công trình Đình, Đền, Chùa, biệt thự chuẩn phong thủy chính phái.

Đó cũng chính xác là những kiến thức thực nghiệm và thực tế mà Master Phùng Phương đã áp dụng khoa học phong thủy để phát triển bền vững 05 doanh nghiệp của anh chứ không phải lý thuyết sách vở.

Về tác giả
All search results