Khám Phá Ngay! Ngày Diệt Sâu Bọ Ăn Gì (Mùng 5 Tháng 5) Mới Đúng Nhất
Tết Đoan Ngọ còn gọi là Tết diệt sâu bọ, đã đến mang theo các phong tục độc đáo và những món ăn quen thuộc mà ai ai cũng nhất định phải thử vào ngày này. Hãy cùng phong thủy Phùng Gia khám phá thông tin ngày diệt sâu bọ ăn gì để ứng dụng chính xác vào ngày tết ý nghĩa này.
Ngày Diệt Sâu Bọ Là Ngày Gì
Ngày diệt sâu bọ diễn ra vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch (dương lịch vào ngày Thứ Sáu 03-06-2022) và đã tồn tại từ lâu trong văn hoá dân gian của người Phương Đông. Là ngày Tết truyền thống tại một số nước Đông Á như Việt Nam, Đài Loan, Triều Tiên và Trung Quốc. “Đoan” nghĩa là mở đầu còn “Ngọ” là khoảng thời gian từ 11 giờ sáng tới 1 giờ chiều. Nhân gian cho rằng ngày 5/5 là ngày trái đất gần i mặt trời nhất, lúc này khí dương cao nhất trong năm nên có thể tiêu diệt sâu bọ trong việc đồng áng và những mầm mống bệnh tật.
Trong văn hoá Việt Nam thì ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch cũng là ngày giỗ Quốc mẫu Âu Cơ, có câu ca dao lưu truyền rằng:
“Tháng Năm ngày tết Đoan Dương
Là ngày giỗ Mẹ Việt Thường Văn Lang“
Còn tại vùng đồng bằng Nam Bộ thì ngày mùng 5 tháng 5 còn gọi là ngày “Vía Bà”, thờ Linh sơn Thánh mẫu trên núi Bà Đen.
Ăn Gì Trong Ngày Diệt Sâu Bọ Có Quan Trọng Không
Có quan quan niệm rằng: Trong cơ thể con người, nhất là bộ phận tiêu hóa thường có sâu bọ ẩn sống, vì vậy nếu không diệt trừ thì sâu bọ ngày càng sinh sôi phát triển và gây nguy hại cho con người. Các loại sâu bọ đó chỉ lộ diện vào ngày 5/5 Âm lịch hàng năm, do đó phải làm lễ trừ sâu bọ vào ngày này. Theo quan niệm cổ truyền thì có thể giết sâu bọ bằng cách ăn thức ăn, hoa quả, rượu nếp vào ngày 5/5. Vậy nên việc ăn gì trong ngày diệt sâu bọ rất quan trọng và có ý nghĩa!
Ngày Diệt Sâu Bọ Ăn Gì Mới Đúng
Cứ mỗi dịp Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 âm lịch thì người dân lại náo nức chuẩn bị đồ ăn thức uống, trái cây, cơm rượu nếp… để đón Tết. Nếu bạn chưa biết ngày diệt sâu bọ ăn gì cho đúng thì hãy cùng Phong Thủy Phùng Gia “chỉ tên và điểm mặt” những món ăn truyền thống giúp thanh lọc cơ thể và tốt cho sức khỏe dưới đây.
Món Ăn Tết Đoan Ngọ Ở Việt Nam
Mâm lễ cúng trong ngày Tết Đoan Ngọ thường bao gồm: Hương, hoa, vàng mã, nước, rượu nếp, bánh tro, bánh ú, cơm rượu, xôi, chè, hoa quả. Đặc biệt, rượu nếp không thể thiếu trong ngày này, người dân quan niệm vị nồng của cơm nếp hòa với men cay của rượu cơm nếp sở hữu tác dụng loại bỏ các loài ký sinh có hại trong cơ thể.
Vì vậy, mỗi thành viên trong gia đình sẽ ăn một bát cơm nếp vào buổi sáng khi thức dậy. Bên cạnh đó cũng tùy theo văn hóa cũng như phong tục mỗi vùng miền mà người dân sẽ chuẩn bị các món ăn khác nhau.
- Miền Bắc: mâm cúng gồm hương, hoa, vàng mã, nước, rượu nếp, những loại hoa quả theo mùa (mận, vải, đào…), bánh tro, xôi, chè… Ngoài ra, người Nùng (Mường Khương – Lào Cai) còn làm bánh khúc dâng cúng tổ tiên, thần thánh trong dịp Tết này.
- Miền Trung: Tương tự như người miền Bắc, tuy nhiên, món cơm rượu nếp trong lễ cúng chỉ dùng nếp trắng bình thường và cơm rượu nén thành từng khối chứ không rời như ở miền Bắc. Bên cạnh đó, người miền Trung còn hay cúng vịt (vịt nướng, tiết canh vịt…) trong dịp Tết diệt sâu bọ. Riêng người Huế còn có cả chè kê (món đặc sản của vùng này).
- Miền Nam: Ngoài các thứ không thể thiếu là hương, hoa, vàng mã thì người miền Nam vẫn cúng cơm rượu nếp nhưng cơm rượu nếp trắng lại viên thành các khối tròn thay vì để rời như miền Bắc hay ép thành khối như miền Trung. Ngoài ra, người miền Nam còn ăn cả chè trôi nước và bánh ú (một món bánh tương tự bánh tro của miền Bắc). Người dân Nam bộ không chỉ chuẩn bị lễ cúng với hoa quả tươi mà còn kết hợp tổ chức nhiều lễ hội trái cây miệt vườn đặc sắc.
Ngày Diệt Sâu Bọ Trung Quốc Ăn Gì
Tết Đoan Ngọ của người dân Trung Quốc mặc dù không chung nguồn gốc nhưng có nhiều nét tương đồng so với Tết Đoan Ngọ của người dân Việt Nam. Người dân đất nước này cũng có nhiều phong tục thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống như:
- Đua thuyền rồng để ném bánh nếp, bánh gạo xuống để tưởng nhớ vong linh của Khuất Nguyên.
- Đeo túi thơm chống bệnh tật và xua đuổi tà ma.
- Ăn bánh ú, tùy mỗi vùng khác nhau mà nhân bánh nếp có thể là thịt, đỗ xanh, long nhãn, trứng mặn hay hạt dẻ nhuyễn, hạt tiêu…
- Uống rượu Hùng Hoàng: Đây như một vị thuốc có thể tiêu độc, giết sâu bọ và được dùng pha rượu uống. Ngoài ra, rượu này còn dùng để xức lên mặt, lòng bàn tay của trẻ em hoặc rưới lên những góc tường nhằm trừ sâu độc.
Những Lưu Ý Khác Khi Cúng Tết Đoan Ngọ
Khi cúng Tết Đoan Ngọ, thường là vào khoảng thời gian từ 11h đến 13h chiều. Trong quá trình chuẩn bị đồ cúng, gia chủ nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Lau dọn bàn thờ sạch sẽ, thay nước, cắm hoa là công việc quan trọng cần phải làm mỗi khi chuẩn bị dâng hương. Lưu ý là không di chuyển bát hương khi lau dọn bàn thờ.
- Không vứt giày dép lung tung, vì giày dép phiên âm theo tiếng Hán là “tà”, nếu vứt giày dép lung tung khiến tà khí vào nhà, mang vận rủi tới những thành viên trong gia đình.
- Trong ngày 5 tháng 5 Âm lịch gia chủ không nên mua các đồ vật hay vật phẩm có hình thù kỳ lạ hoặc không rõ nguồn gốc.
- Trong ngày Diệt sâu bọ, tốt nhất gia chủ đừng nên chi tiền vào một việc nào đó không xứng đáng. Bên cạnh đó, đánh rơi tiền cũng là điều cấm kỵ.
- Nếu có đi ra ngoài thì gia chủ nên tránh nơi âm khí nhiều như bệnh viện, đám ma, nghĩa trang… bởi các nơi này thường rất lạnh lẽo, nặng nề và dễ “mang bệnh” vào người
Lời Kết
Trên đây là tổng hợp những thông tin về ngày diệt sâu bọ ăn gì để quý gia chủ cùng tham khảo. Hy vọng qua bài viết này, giúp quý gia chủ hiểu hơn về ngày tết Đoan Ngọ để có những trải nghiệm thú vị trong ngày tết này. Đừng quên để lại lời nhắn tịa form tư vấn bên cạnh để được chuyên gia hỗ trợ giải đáp miễn phí về thủ tục chuẩn bị cúng tết Đoan Ngọ đầy đủ trong năm 2022 ngay nhé!