Phòng thờ là một đặc điểm kiến trúc nổi bật, hầu như không thể thiếu với bất kỳ mô hình gia đình Phương Đông truyền thống.
Vậy, làm sao để đạt được yêu cầu hài hòa giữa công năng tâm linh & tối ưu nhất cho phòng thờ? Các kiêng kỵ phòng thờ cụ thể là gì? Các bạn cùng Phong Thủy Phùng Gia tìm hiểu đôi nét các nội dung liên quan qua bài viết dưới đây.
Kiêng Kỵ Phòng Thờ Với Dương Khí Lấn Át
Phòng thờ là không gian tâm linh thiêng liêng, luôn chú trọng sự thanh tịnh, an yên, trầm lắng (thuộc Âm). Vì vậy, thiết kế tối ưu nhất cho không gian này cần hướng về Âm nhiều hơn là Dương khí.
Theo đó, kiêng kỵ phòng thờ có thiết kế cửa sổ với số lượng quá nhiều, dễ tạo hiệu ứng ánh sáng quá mức và các luồng gió trực, mạnh (là các nhân tố đặc trưng cho Dương).
Ngoài ra, gian thờ cần đảm bảo sự mát mẻ, tránh quá nóng hay bức bối. Gian thờ nóng, nghĩa là Dương khí quá thịnh, trái với tiêu chí nghiêng về Âm khí. Vì vậy, các gia chủ khi đặt phòng thờ ở tầng thượng, nhất thiết cần có gia cố để chống nóng cho không gian này.
Các Kiêng Kỵ Phòng Thờ Về Cách Cục
Gian thờ không chỉ thể hiện sự kế thừa về gia phong, minh chứng rõ nhất niềm thành kính của các thế hệ hậu sinh tới chư vị Thần linh – Gia tiên; mà thậm chí, còn can hệ lớn tới sự thịnh vượng của cả gia đình.
Dưới đây, các bạn cùng Phong Thủy Phùng Gia điểm qua một số các kiêng kỵ phòng thờ tiêu biểu, như:
- Kiêng kỵ phòng thờ đối diện nhà vệ sinh hay xung trực với cửa chính có đường thẳng xuyên tâm.
- Không đặt gian thờ trông ra cầu thang, nhà kho hay thang máy.
- Kiêng kỵ phòng thờ đặt dưới phòng ngủ, dưới gian bếp dưới nhà vệ sinh hay dưới chân cầu thang.
- Ban thờ hết sức tránh bị dầm xà áp xuống.
- Kiêng kỵ phòng thờ có phòng ngủ đặt phía sau.
- Phía sau bàn thờ, nhất thiết phải tựa vào tường phẳng, không tựa vào cửa sổ (dù cửa sổ đóng kín vẫn bị xem là phạm kiêng kỵ).
- Ban thờ nên tránh đặt trên hay dưới cửa sổ hoặc cửa ra vào. Vị trí bàn thờ đặt quá gần cửa đi hay cửa sổ cũng không phải cách cục lý tưởng.
Ngoài ra, yêu cầu với phòng thờ cần cách xa các nguồn xú uế (không đối diện hay gần nơi đặt phế thải, chăn nuôi gia súc, gia cầm; không đặt trên bể phốt hay đường nước thải…).
Kiêng Kỵ Phòng Thờ Về Chất Liệu Và Thiết Kế
Bàn thờ đại kỵ dùng gỗ đã qua sử dụng hay đồ gỗ tái chế. Tối ưu nhất, nên được làm từ gỗ mới, nghiêm chỉnh. Trường hợp ngoại lệ, có thể đóng bàn thờ riêng, đặt trên nền hay gắn lên tường.
Khi cần kê lắp bàn thờ, phải đảm bảo thật chắc chắn; đảm bảo bát hương phải luôn luôn an tịnh, trung chính và ngay ngắn. Một trong các đại kiêng kỵ phòng thờ lớn nhất, đó là bát hương bị xiên lệch.
Không ít gia chủ thiết kế tủ đựng đồ và đặt bàn thờ phía trên. Với cách thức thiết kế này, mỗi lần mở cánh tủ, bát hương sẽ không được an tịnh; dễ nghiêng lệch. Đây là điểm kiêng kỵ phòng thờ cần hết sức lưu tâm.
Các Kiêng Kỵ Phòng Thờ Về Cung Vị
Với phong thủy Dương trạch nói chung và phong thủy phòng thờ nói riêng, luôn nhấn mạnh “Nhất vị, nhị hướng”. (Quan trọng tiên quyết là vị trí đặt, tiếp đó mới xét tới hướng đặt).
Theo đó, phòng thờ cần đặt tọa tại cung trạch tốt, hướng về phương tốt theo mệnh gia chủ. Các hướng ban thờ trông về các phương có Du niên là tốt. Như: Sinh khí, Thiên Y, Phúc đức và Phục vị.
Cạnh đó, hết sức kiêng kỵ ban thờ đặt ngược với hướng nhà, bởi theo quan niệm, sẽ dễ phát sinh sự bất trắc hay bệnh tật.
Ngoài ra, một tiêu chí lý tưởng với không gian tâm linh này, đó là hết sức kiêng kỵ phòng thờ trông ra các hướng như Tây Nam, Đông Bắc (thuộc Ngũ Quỷ), các hướng Họa Hại, Lục Sát hay Tuyệt Mệnh cũng cần đặc biệt tránh.
Các Kiêng Kỵ Phòng Thờ Về Cách Thức Bài Trí
Theo quan niệm phong thủy truyền thống, lý tưởng trong cách cục, sắp xếp ban thờ hướng tới cần phải cân bằng về nguyên lý Âm – Dương .
Theo đó, di ảnh thờ sẽ tuân theo nguyên lý “Nam tả, Nữ hữu” (di ảnh nam giới đặt ở bên trái, di ảnh nữ giới sẽ ở bên phải, tính từ hướng ban thờ nhìn ra) ; bộ Ngũ sự, nguyên – vật liệu phục vụ cho việc thờ cúng sẽ ứng với Ngũ hành (Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ).
Cạnh đó, tuyệt đối không đặt tượng thú dữ như hổ, sư tử trên bàn thờ. Ngay cả ở chùa chiền, vị Ngũ hổ (Quan Ngũ dinh) cũng được đặt vị ở dưới tầng hầm.
Phía trên bàn thờ không thiết kế đèn chùm sẽ phạm vào “Quang sát” hay thiết đặt đèn điện màu đỏ (Hỏa quá thịnh). Không gian bàn thờ chỉ nên duy trì ánh sáng vừa đủ, với tông màu trầm.
Bàn thờ Thần & Phật có thể để chung nhau, song không nên để bát hương sát nhau. Khoảng cách mỗi bát hương cách nhau khoảng 10 cm; đế bát hương nhất thiết phải chắc chắn, tránh xê dịch hay cập kênh.
Ngoài ra, các bạn cũng cần lưu ý: Bàn thờ gia tiên khi bài trí cần để thấp hơn bàn thờ Phật & tránh thế bàn thờ gia tiên đối diện với bàn thờ Phật trong 1 gian phòng.
Một số chú ý khác:
Xét về điều kiện:
- Phòng thờ hay ban thờ cần đặt ở cung vị tốt theo mệnh quái chủ nhà.
- Nếu điều kiện tài chính và không gian cho phép, ta nên đặt phòng thờ ở không gian riêng.
- Khi không có điều kiện, ta có thể đặt ban thờ tại phòng khách.
- Con cháu đời sau nếu vẫn ở ngôi nhà do thế hệ trước để lại cần lưu ý: không nên đổi hướng bàn thờ do tổ tiên để lại; chỉ có thể đổi vị trí ban thờ mà thôi.
Kết Luận
Với các chia sẻ xoay quanh kiêng kỵ phòng thờ như trên, hi vọng các bạn sẽ lựa được cách thức thiết kế sao cho không gian thờ tự nơi tư gia không chỉ đảm bảo về công năng, thẩm mỹ mà còn tối ưu nhất về phong thủy, cũng như thể hiện được lòng thành kính mà mỗi chúng ta hướng về Chư vị Thần linh và Gia Tiên, Tiền Tổ.
Để có thêm các thông tin hỗ trợ cần thiết về thiết kế, hóa giải các thế phạm hay tư vấn về vật phẩm chiêu tài, kích hoạt may mắn hay hóa sát các bạn vui lòng để lại bình luận hay liên hệ Phong Thủy Phùng Gia qua hotline 0858.111.999