Tết không chỉ là thời điểm đoàn tụ gia đình mà còn mở đầu cho một năm, do đó, đầu năm mà hanh thông sẽ dự báo cả năm được thuận lợi. Bên cạnh sự chuẩn bị chu tất, các kiêng kỵ ngày Tết cũng không thể xem nhẹ.
Các bạn cùng Phong Thủy Phùng Gia điểm qua nội dung các kiêng kỵ ngày Tết cụ thể ra sao qua bài viết dưới đây nhé!
Kiêng Kỵ Ngày Tết Cho Nước Hay Lửa
Lý luận phong thủy có câu: “Sơn quản đinh, Thủy quản tài”, nước được ví như tài lộc, trong khi lửa màu đỏ là màu của Dương khí, biểu trưng cho sự may mắn, hanh thông. Cạnh đó, nước hay lửa đều là những vật mật thiết với gian bếp, chủ về ngân khố, sự sung túc của mọt gia đình.
Với tất cả các ý niệm đó, việc có người đi xin lửa hay nước vào ngày Tết sẽ bị coi là mất dông, dễ xui rủi, khúc mắc cả năm; trong khi những người đi cho nước hay lửa cũng bị xem là tự để vuột đi may mắn và tài lộc của mình, đều rất nên tránh.
Kiêng Kỵ Ngày Tết Để Rơi Vỡ Đồ Dùng
Dân gian quan niệm bất kỳ một sự đổ vỡ đồ đạc gì trong gia đình đều là điềm không hay, chủ về sự đổ vỡ một mối quan hệ, sự trắc trở hay phát sinh sự không hay sau này.
Cạnh đó, phong thủy học cũng nhấn mạnh: mọi sự vật chỉ đạt được năng lượng tối đa và hoàn mỹ nhất khi giữ được sự toàn vẹn, cân bằng; những gì sứt mẻ, đổ vỡ đều tàng ẩn sự tiêu cực hay bất lợi.
Do đó, vào các dịp mùng Một (Âm lịch), nhất là vào ngày Tết – thời điểm mở đầu của một năm, việc để rơi vỡ đồ dùng là điều hết sức kiêng kỵ, bị quan niệm dễ gây mất dông cả năm.
Kiêng Kỵ Ngày Tết Động Chạm Các Vật Sắc Nhọn
Các vật sắc nhọn (như dao, kéo, đinh, dùi…) được quan niệm tàng ẩn hung – sát khí, rất tiêu cực cho con người. Do đó, để tránh các hung khí bất lợi, các gia đình chỉ để lại các dụng cụ tối cần thiết, những thứ sắc nhọn không cần thiết đều nên cất đi, khi cần mới lấy ra.
Kiêng Kỵ Ngày Tết Vận Trang Phục Màu Trắng Hay Đen
Màu trắng và đen trong văn hóa nhiều nước Á Đông chủ là hai màu chủ đạo cho tang phục (trang phục dùng khi cử hành tang lễ), chủ về những điều buồn đau, u ám, thiếu khởi sắc.
Do đó, không phải ngẫu nhiên, vào các ngày Tết truyền thống, các màu trang hoàng chủ đạo hay phục trang được lựa chọn lại thường rực rỡ, đa sắc như đỏ, vàng, hồng…chủ về cầu bình an, may mắn và hanh thông theo quan niệm phong thủy.
Kiêng Kỵ Ngày Tết Lại Đóng Cửa Nhà
Vào dịp Tết, chỉ trừ khi đi thăm thân, chúc Tết, đi lễ…mới tạm đóng cửa, còn các gia đình thường rộng cửa đón khách.
Điều này không chỉ thể hiện sự cởi mở, thịnh tình – lòng hiếu khách của gia chủ mà còn mang ý nghĩa khoa học rất thực tiễn: Tiết trời những ngày tiết Xuân thường tinh khôi, tươi mới, việc mở cửa để Khí được luân chuyển sẽ rất tốt cho tâm thái, sức khỏe của con người vậy!
Tránh Để Tang Vào Mùng Một Tết Nguyên Đán
Mùng Một Tết là dịp vui của mỗi nhà, trường hợp gia đình có tang, theo tục lễ sẽ cất khăn, chuyển sang mùng Hai.
Cá biệt, trường hợp gia đình có người mất vào ngày 30 thì gia chủ cần thực hiện nghi thức tang lễ ngay trong ngày chứ không để sang ngày đầu năm. Một điểm cần đặc biệt lưu ý là các gia chủ có tang cần hết sức tránh đi thăm, chúc Tết dịp này.
Kiêng Kỵ Ngày Tết Lại Vay Mượn Hay Trả Nợ
Theo quan niệm truyền thống, việc vay mượn đồ đạc dịp đầu năm – nhất là tiền bạc, như đi vay hay trả nợ đều bị xem là “mất dông”, chủ về tài lộc của cả gia đình năm đó sẽ thiếu may mắn.
Điều kiêng kỵ này xuất phát từ ý niệm: Những ngày đầu năm chủ về mở đầu của một năm; là thời điểm cần rộng cửa, xuất hành, hái lộc, thu hút vận may… Việc cho người khác mượn tiền hay trả tiền đều bị xem như để vuột đi cơ may, tài lộc của mình.
Kiêng Kỵ Ngày Tết Đi Chúc Tết Ngày Mùng Một
Người Việt Nam ta rất chú trọng đến tục lệ xông nhà đầu năm. Chính bởi quan niệm này, nhiều người “kiêng” đi chúc Tết vào ngày mùng Một. Quan niệm chung vẫn cho rằng: một người thuận vía sẽ đưa lại những gì hanh thông nhất; ngược lại, ai đó bị xem là “nặng vía” mà “xông đất” nhà ai đó đầu năm, nhất là vào mùng Một sẽ là điều rất khó xử.
Kiêng Kỵ Ngày Tết Xuất Hành Vào Mùng 5
Các Cụ ta có câu: “Mùng Năm, Mười Bốn, Hai Ba / Đi chơi cũng thiệt, nữa là đi buôn”. Theo thuật trạch nhật (lựa ngày Hoàng đạo, tốt lành) thì các ngày như Mùng 5, ngày Mười Bốn hay ngày Hai Ba là ngày các ngày Nguyệt kỵ, không tốt cho mọi khởi sự.
Kiêng Kỵ Ngày Tết Nói Những Lời Xui Xẻo
Ngày tết là dịp đoàn viên, khởi đầu cho cả một năm mới trước mắt. Do đó, tránh để tâm trạng có những điều tiêu cực mà phát ngôn những lời lẽ không hay hay để tâm trạng ủ dột…Theo quan niệm, nói những lời buồn tủi, thậm chí khóc lóc sẽ bị coi bị mất dông, không nên.
Tránh Quét Nhà, Hốt Rác Vào Ngày Tết
Đây là tục lệ rất phổ biến ở cả Trung Quốc và Việt Nam. Thông thường, các gia chủ luôn cố gắng để mọi sự dọn dẹp hay sắp xếp của gia đình mình hoàn tất vào ngày cuối năm (chậm nhất là 30 Tết).
Thực chất, điểm kiêng kỵ này xét cho cùng cũng hướng tới việc nghỉ ngơi được trọn vẹn của mọi người, mọi nhà trong các ngày Tết sau cả năm trời đôn đáo, lo toan vậy!
Kiêng Kỵ Ngày Tết Với Một Số Thực Phẩm Nhất Định
Ở cả ba miền Bắc – Trung – Nam nước ta đều có những món được liệt vào sự kiêng kỵ trong ngày Tết. Có thể liệt ra một số thực phẩm tiêu biểu như:
- Cháo trắng: Món ăn được quan niệm chỉ dành cho thời điểm giáp hạt, thiếu hụt về lương thảo. Thực tế, trong ngày Tết, việc làm mâm cơm cúng Gia tiên không chỉ thể hiện được lòng thành kính hướng tới Chư vị Thần Phật, Tiên Tổ mà còn thắt chặt sự đầm ấm các thành viên trong gia đình.
- Thịt chó, thịt vịt, xôi trắng, hột vịt lộn, mực, đu đủ, ốc….Đây là các món được quan niệm là không đưa lại may mắn cho gia chủ, đặc biệt kiêng vào ngày Tết đầu năm. Cá biệt, một số địa phương còn tránh ăn tôm, bởi con tôm được quan niệm đi giật lùi, trái với mong muốn tấn tới của nhiều người.
- Kiêng ăn đuôi cá: Cá chép vốn là linh vật gắn liền với thành ngữ “Cá chép hóa rồng” – biểu trưng cho sự vượt khó, thành đạt và thăng tiến. Do đó để mong cầu sự dư đủ, sung túc, tiên phong…nhiều người tránh ăn đuôi cá vào ngày tết.
Kiêng Kỵ Ngày Tết Lại To Tiếng, Bất Hòa
Tết là thời điểm đoàn viên, các thành viên đoàn tụ sau cả năm đi xa hay bận rộn cho công chuyện làm ăn. Do đó, để kết nối sự gắn bó, thắt chặt tình thân và hòa khí, cần hết sức tránh việc to tiếng hay gây sự bất hòa; phạm phải sẽ được coi là mất dông; xui rủi cả năm.
Không chỉ với ngày tết, ngay cả trong thường ngày, việc giữ hòa khí, nuôi dưỡng tình thân cũng rất nên làm.
Tránh Xông Nhà Khi Không Hợp Tuổi Hay Đang Có Tang
Người khách đầu tiên đến nhà dịp năm mới cũng chính là người xông nhà gia đình bạn. Do tính hệ trọng đó, nên các đối tượng như người đang có tang, người không hợp tuổi với gia chủ, thậm chí người được quan niệm là “nặng vía” cũng nên tránh xông nhà người khác.
Tránh Cúng Quan Đương Niên Hành Khiển Trong Nhà
Thời điểm giao thừa, người Việt thường có lễ cúng tiễn quan quân nhà trời coi việc năm cũ và đón quan quân coi việc năm mới đi thị sát trần gian. Nghi thức này cần được tiến hành ở ngoài sân, tránh thực hiện ở trong nhà. Lễ vật các gia chủ cần chuẩn bị thường giản dị với: hương, hoa, bánh, trái cây… Cần cúng đến khi hương tàn mới được hạ lễ.
Xem thêm :
Lưu Ý Về Tuổi Xông Đất Tết Tân Sửu 2021 Mới Nhất
14 Phong Tục Trong Ngày Tết Nguyên Đán Cổ Truyền 2021
14 Món Ăn Kiêng Kỵ Ngày Tết Mới Nhất 2021
Kết Luận
Với các thông tin về kiêng kỵ ngày tết như trên, hi vọng các bạn sẽ có thêm các tri thức phong thủy và lễ tục hữu ích.
Để có thêm các thông tin hỗ trợ về thiết kế, tư vấn vật phẩm chiêu tài và kích hoạt may mắn, các bạn vui lòng để lại bình luận cùng số điện thoại hay liên hệ Phong Thủy Phùng Gia qua hotline 0858111999.