Cúng Ông Công Ông Táo Trước Ngày 23 Có Được Không Và Tại Sao?

Cúng Ông Công Ông Táo Trước Ngày 23 Có Được Không Và Tại Sao?

Lễ cúng ông Công ông Táo vô cùng quan trọng đối với mỗi gia đình. Lễ cúng được diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm theo đúng phong tục người Việt. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp bất khả kháng, các gia đình không thể cúng đúng ngày 23. Vậy cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 có được không hay bắt buộc phải đúng ngày? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Ý Nghĩa Của Việc Cúng Ông Công Ông Táo

Ý Nghĩa Của Việc Cúng Ông Công Ông Táo
Ý Nghĩa Của Việc Cúng Ông Công Ông Táo

Theo quan niệm thì ông Công sẽ giúp bảo vệ ngôi nhà tránh sự xâm nhập của yêu ma, quỷ quái, giữ sự bình yên cho gia đình. Ông Táo cai quản mọi việc trong nhà và báo cáo lên trời vào cuối năm.

Theo văn hóa, phong tục của người Việt thì ngày 23 tháng Chạp là ngày ông Công, ông Táo lên chầu trời báo cáo về các công việc trong một năm qua của gia đình. Và đêm giao thừa, Táo quân sẽ trở lại gia đình và tiếp tục một năm công việc trông coi bếp lửa, bảo vệ các gia đình. 

Chính vì thế, vào ngày 23 tháng Chạp, mỗi gia đình sẽ chuẩn bị một mâm cơm để tiễn ông Táo, ông Công lên trời. Mâm cơm cúng thể hiện sự biết ơn của mỗi gia đình đối với ông Công, ông Táo khi đã cai quản, bảo vệ cả gia đình trong suốt một năm qua. Đồng thời, đây cũng là bữa cơm sum họp, quây quần sau một năm vất vả của cả gia đình.

Việc cúng ông Công ông Táo vào đúng ngày mang ý nghĩa rất quan trọng. Nó thể hiện được sự thành kính và biết ơn của các gia đình với Táo Quân. Như vậy, liệu cúng ông Công ông Táo trước 23 có được không? Rất nhiều gia đình còn đang băn khoăn đến vấn đề này.

Lễ Cúng Ông Công, Ông Táo Cần Chuẩn Bị Gì?

Lễ Cúng Ông Công Ông Táo Cần Chuẩn Bị Gì
Lễ Cúng Ông Công Ông Táo Cần Chuẩn Bị Gì

Trong lễ cúng ông Công, ông Táo, các gia đình có thể cúng cơm chay hoặc cơm mặn tùy theo văn hóa. Bên cạnh mâm cơm cúng, cũng cần chuẩn bị thêm một số loại lễ vật khác như: trầu cau, hoa quả, tiền vàng, trà và đặc biệt là cá chép.

Có thể mua 2 hoặc 3 con cá chép đẹp, mạnh khỏe và cho vào bát nước sạch. Khi cúng thì cho cá chép dâng lên cúng cùng. Sau lễ cúng, các gia đình đem cá chép thả xuống sông, hồ sạch sẽ, không ô nhiễm. Cá chép mang ý nghĩa là vật cưỡi cho ông Công, ông Táo. Thể hiện sự thành kính và tôn trọng, biết ơn của gia chủ với ông Công, ông Táo. Gia chủ có thể gửi kèm lời chúc và ước mong cho một năm mới bình an, thịnh vượng, may mắn.

Cúng Ông Công Ông Táo Trước Ngày 23 Có Được Không?

Cúng Ông Công Ông Táo Trước Ngày 23 Có Được Không
Cúng Ông Công Ông Táo Trước Ngày 23 Có Được Không

Theo đúng quan niệm thì lễ cúng ông Táo sẽ diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp. Tuy nhiên, cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 có được không? Bởi rất nhiều gia đình bận bịu quá nhiều việc hoặc đi làm ăn xa, không thể cúng được đúng ngày. 

Theo chia sẻ của chuyên gia văn hóa Nguyễn Đức Hiển thì thời điểm tốt nhất đề làm lễ cúng ông Công ông Táo là vào giờ Ngọ, ngày 22 (trước 1 ngày) hoặc 23 tháng Chạp. 

Mặc dù vậy, nhiều gia đình có những công việc không thể bỏ dở thì có thể thực hiện lễ cúng ông Công ông Táo trước 1 tuần trở lại. Nhưng tốt nhất chỉ nên làm trong 3 ngày: 21, 22 và 23 tháng Chạp.

Đặc biệt, không thể cúng ông Công, ông Táo sau ngày 23 tháng Chạp. Bởi ngày 23 là ngày quy định để các Táo lên chầu trời. Nếu sau ngày 23 mới cúng là đã trễ giờ của các Táo. Vì vậy, dù bận mải công việc bạn vẫn phải sắp xếp để tiến hành cúng đúng hoặc trước một vài ngày.

Cúng Ông Công Ông Táo Trước Ngày 23 Nên Lưu Ý Điều Gì?

Cúng Ông Công Ông Táo Trước Ngày 23 Nên Lưu Ý Điều Gì
Cúng Ông Công Ông Táo Trước Ngày 23 Nên Lưu Ý Điều Gì

Sau khi được tìm hiểu thông tin về việc cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 có được không, các gia chủ đã có thể yên tâm hơn nếu không thể thực hiện lễ cúng đúng ngày. Trong một số trường hợp bất khả kháng không thể cúng đúng 23 thì các gia đình có thể cúng sớm hơn. Mặc dù vậy, vẫn cần có sự chuẩn bị đầy đủ như sau:

  • Trước ngày cúng cần có sự chuẩn bị về nhà cửa, dọn dẹp gọn gàng.
  • Khi cúng sớm trước ngày 23, cần bao sái, tỉa chân nhang, dọn dẹp và tổng vệ sinh sau khi cúng. 
  • Tiến hành cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 thì cần thành tâm và có lời xin phép với bề trên, xin thứ tội.
  • Dù cúng sớm trước ngày 23 những nghi lễ cúng ông Công, ông Táo vẫn phải chuẩn bị đầy đủ như bình thường. Gia chủ cần sắm đầy đủ mâm lễ cúng để tỏ tấm lòng thành.

Thời Điểm Nên Cúng Ông Công Ông Táo

Thời Điểm Nên Cúng Ông Công Ông Táo
Thời Điểm Nên Cúng Ông Công Ông Táo

Ngoài vấn đề băn khoăn cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 có được không thì thời điểm nào là thích hợp nhất để tiến hành lễ cũng được nhiều gia chủ quan tâm. Trên thực tế, khung giờ tốt nhất là vào giờ Ngọ (tức là từ 11 giờ đến 13 giờ trưa) của ngày 22, hoặc 23 tháng Chạp. 

Tuy nhiên, dựa theo tình hình thực tế và điều kiện của mỗi gia đình mà có thể tiến hành với thời gian khác nhau, có thể là buổi sáng hoặc buổi chiều. Nếu bất khả kháng thì cúng muộn nhất vào 23 giờ đêm ngày 23 tháng Chạp và nên thành tâm xin phép.

Kết Luận

Như vậy, có thể thấy việc cúng ông Công, ông Táo mang ý nghĩa hết sức quan trọng. Bài viết trên đây đã giải đáp cho các bạn vấn đề Cúng ông Táo trước ngày 23 có được không

Trên thực tế, các gia đình vẫn nên cố gắng sắp xếp để tổ chức lễ cúng cho đúng ngày, đúng giờ. Trong trường hợp bất khả kháng, bạn có thể tiến hành cúng trước ngày nhưng cần thật thành tâm và có sự xin phép để luôn được may mắn, bình an.

Đừng quên để lại thông tin ngay trong form đăng ký bên cạnh để được các chuyên gia tư vấn, hỗ trợ chi tiết về các nghi lễ và lưu ý thêm khi cúng ông Công, ông Táo trước ngày 23!

Có thể bạn quan tâm:

Đánh giá bài viết
Cập nhật lúc: 13:48 - 17-12-2021
Chia sẻ:

TIN LIÊN QUAN

  • Nội dung bài viếtCúng Ông Công Ông Táo Trước Ngày 23 Có Được Không Và Tại Sao?Ý Nghĩa Của Việc Cúng Ông Công Ông TáoLễ Cúng Ông Công, Ông Táo Cần Chuẩn Bị Gì?Cúng Ông Công Ông Táo Trước Ngày 23 Có Được Không?Cúng Ông Công Ông Táo Trước Ngày 23 Nên Lưu Ý Điều […]

  • Nội dung bài viếtCúng Ông Công Ông Táo Trước Ngày 23 Có Được Không Và Tại Sao?Ý Nghĩa Của Việc Cúng Ông Công Ông TáoLễ Cúng Ông Công, Ông Táo Cần Chuẩn Bị Gì?Cúng Ông Công Ông Táo Trước Ngày 23 Có Được Không?Cúng Ông Công Ông Táo Trước Ngày 23 Nên Lưu Ý Điều […]

  • Nội dung bài viếtCúng Ông Công Ông Táo Trước Ngày 23 Có Được Không Và Tại Sao?Ý Nghĩa Của Việc Cúng Ông Công Ông TáoLễ Cúng Ông Công, Ông Táo Cần Chuẩn Bị Gì?Cúng Ông Công Ông Táo Trước Ngày 23 Có Được Không?Cúng Ông Công Ông Táo Trước Ngày 23 Nên Lưu Ý Điều […]

  • Nội dung bài viếtCúng Ông Công Ông Táo Trước Ngày 23 Có Được Không Và Tại Sao?Ý Nghĩa Của Việc Cúng Ông Công Ông TáoLễ Cúng Ông Công, Ông Táo Cần Chuẩn Bị Gì?Cúng Ông Công Ông Táo Trước Ngày 23 Có Được Không?Cúng Ông Công Ông Táo Trước Ngày 23 Nên Lưu Ý Điều […]

Master Phùng Phương: Chuyên gia phong thủy trẻ tuổi nhất Việt Nam thuộc hiệp hội Phong Thủy Thế Giới IFSA

Trong suốt cuộc hành trình trên con đường kinh doanh, anh không thần thánh hóa phong thủy mà luôn lấy những tư tưởng của bộ môn khoa học đó làm ngọn hải đăng soi đường dẫn lối cho anh tới với thành công. Có phong thủy tốt cũng giống như việc đi đường xa mà có chú bảo mã song hành. Và tới giờ, các doanh nghiệp startup của anh vẫn luôn phát đạt nhờ những kiến thức phong thủy để thuận theo lẽ trời đất và nắm bắt cơ hội, kích vận tài lộc.

Trong hơn 10 năm qua, Master Phùng Phương đã dùng những kiến thức thực nghiệm để giúp hàng nghìn doanh nhân và chủ doanh nghiệp đắc tài lộc, gia đạo viên mãn và xây dựng hàng chục các công trình Đình, Đền, Chùa, biệt thự chuẩn phong thủy chính phái.

Đó cũng chính xác là những kiến thức thực nghiệm và thực tế mà Master Phùng Phương đã áp dụng khoa học phong thủy để phát triển bền vững 05 doanh nghiệp của anh chứ không phải lý thuyết sách vở.

Về tác giả
All search results