Bánh Tết Đoan Ngọ

Lý Giải Văn Hóa Ăn Bánh Tết Đoan Ngọ Của Người Việt

Tìm Hiểu Về Bánh Tết Đoan Ngọ Tại Việt Nam

Ngày tết Đoan Ngọ đã gần đến vì thế mọi người cũng dần nô nức mua đồ cúng kiếng cho ngày tết được đầy đủ. Mỗi vùng miền có những đặc trưng riêng, thế nhưng bánh tết Đoan Ngọ ba miền Bắc, Trung, Nam nước ta lại có sự giống nhau. Vậy nguồn gốc ngày lễ diệt sâu bọ là gì, ý nghĩa ra sao? 

Nguồn Gốc Văn Hóa Ăn Bánh Tết Đoan Ngọ

Nguồn Gốc Văn Hóa Ăn Bánh Tết Đoan Ngọ
Nguồn Gốc Văn Hóa Ăn Bánh Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ của người Việt Nam ta bắt nguồn từ truyền thuyết xa xưa. Vào một ngày sau mùa vụ những người nông dân ăn mừng vì bội thu thế nhưng sâu bọ những năm sau đã kéo đến và ăn mất hoa mùa, thực phẩm gần thu hoạch. Nhân dân đau đầu và không biết giải quyết ra sao được nạn sâu bọ này bỗng nhiên có một ông lão từ xa ghé đến xưng là Đôi Truân. 

Ông đã chỉ cho người dân một nhà lập một đàn cúng bao gồm bánh tro, trái cây và sau đó để trước nhà. Nhân dân đã thực hiện chỉ sau một thời gian sâu bọ đàn lũ được giải quyết. Lão ông đã căn dặn hằng năm vào ngày 5/5 rất hung hăng vì thế đúng ngày này cứ làm theo những gì đã thực hiện sẽ được hóa giải. Để tưởng nhớ đến việc này dân chúng đã đặt cho ngày này là tết Đoan Ngọ còn được gọi là tết diệt sâu bọ, giờ cúng thường chọn là giữa giờ Ngọ.

Ý Nghĩa Của Bánh Tết Đoan Ngọ

Ý Nghĩa Của Bánh Tết Đoan Ngọ
Ý Nghĩa Của Bánh Tết Đoan Ngọ

Vào ngày tết Đoan Ngọ mọi người sẽ chọn ăn thức ăn dầu mỡ, thịt béo nhiều. Vì thế phong tục ăn bánh tết Đoan Ngọ được xem là món ăn cân bằng cơ thể, trung hòa những chất độc hại đã nạp trong ngày này. Không chỉ dừng lại ở đó, nguyên liệu làm nên bánh tết cũng từ gạo và thực vật khác nhau nên hỗ trợ tốt hệ tiêu hóa và cải thiện sức khỏe.

Chỉ một món bánh tro vừa phải nhưng đã mang đến nhiều công dụng cho người sử dụng. Theo Đông y, bánh tro còn có tính mát vì thế có tác dụng lợi tiểu, thải các chất độc ra ngoài cơ thể. Đối với trẻ nhỏ, bánh tro hỗ trợ ơn nóng sốt âm ỉ, nhất là vào mùa hè nắng nóng như tháng 5. Nhiều người dễ bị dương thịnh âm hư, vì thế trong ngày lễ thường chọn bánh tết giúp bổ âm tốt và đúng với phong tục cha ông truyền lại.

Văn Hóa Bánh Tết Với Cơm Rượu

Văn Hóa Ăn Bánh Tét Với Cơm Rượu
Văn Hóa Ăn Bánh Tét Với Cơm Rượu

Nhiều người quan niệm và truyền tai nhau vì ngày tết Đoan Ngọ là ngày để diệt trừ sâu bọ. Mà đây là loại ký sinh trùng, vi khuẩn bên trong cơ thể chúng ta. Vì lẽ đó khi ăn cơm rượu và bánh tro ngày lễ có độ chua, nóng từ gạo nếp và rượu đã được lên men làm cho sâu bọ bất tỉnh và bị tiêu diệt. Từ đây bánh tết và cơm rượu được sử dụng nhiều trong ngày lễ diệt sâu bọ và được duy trì đến ngày nay.

Không chỉ kết hợp để diệt sâu bọ hai món ăn bổ sung vào cơ thể còn hỗ trợ nhiều bệnh về tim mạch, huyết áp cao, tăng đề kháng cơ thể. Vì trong cơm rượu có chứa nhiều vitamin và các khoáng chất tốt cho sức khỏe và đặc biệt có vitamin B và chất xơ có từ gạo và nhân bánh.

Tuy nhiên mỗi miền cơm rượu có những đặc trưng riêng và bày trí trong ngày lễ cũng có sự khác biệt. Cụ thể:

  • Miền Bắc: Món cơm rượu người dân miền Bắc thường các hạt cơm rời rạc không dính vào nhau. Ngoài ra vị cơm rượu ở đây có vị nồng hơn so với các miền khác tại Việt Nam.
  • Miền Trung: Người miền Trung chọn gạo nếp trắng để nấu cơm rượu, ngoài ra cơm được ép chặt lại thành viên hoặc các khối nhỏ đẹp mắt trước khi cúng.
  • Miền Nam: Tương tự như miền Trung người dân miền Nam dùng gạo nếp nấu cơm rượu. Thế nhưng, thay vì làm khuôn vuông thì người dân vo tròn các cơm rượu lại và để trong chén dâng cúng.

Lời Kết

Vừa rồi là bài chia sẻ về những bánh tết Đoan Ngọ được sử dụng nhiều trong ngày lễ. Mỗi vùng miền khác nhau sẽ có sự biến đổi sao cho phù hợp với phong tục, văn hóa nhưng ý nghĩa của ngày lễ không thay đổi. Đừng quên để lại lời nhắn tịa form tư vấn bên cạnh để được chuyên gia hỗ trợ giải đáp miễn phí về thủ tục chuẩn bị cúng tết Đoan Ngọ đầy đủ trong năm 2022 ngay nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Đánh giá bài viết
Cập nhật lúc: 18:31 - Date Icon25-05-2022
Chia sẻ:

TIN LIÊN QUAN

  • Nội dung bài viếtTìm Hiểu Về Bánh Tết Đoan Ngọ Tại Việt NamNguồn Gốc Văn Hóa Ăn Bánh Tết Đoan NgọÝ Nghĩa Của Bánh Tết Đoan NgọVăn Hóa Bánh Tết Với Cơm RượuLời KếtNguồn Gốc, Ý Nghĩa Lễ Vu Lan Báo Hiếu  Người ta thường có quan niệm tháng 7 là tháng cô hồn, là…

  • Nội dung bài viếtTìm Hiểu Về Bánh Tết Đoan Ngọ Tại Việt NamNguồn Gốc Văn Hóa Ăn Bánh Tết Đoan NgọÝ Nghĩa Của Bánh Tết Đoan NgọVăn Hóa Bánh Tết Với Cơm RượuLời KếtTìm Hiểu Nghi Thức Cúng Vu Lan Tại Nhà Lễ Vu Lan rằm tháng 7 âm lịch hằng năm là một ngày…

  • Nội dung bài viếtTìm Hiểu Về Bánh Tết Đoan Ngọ Tại Việt NamNguồn Gốc Văn Hóa Ăn Bánh Tết Đoan NgọÝ Nghĩa Của Bánh Tết Đoan NgọVăn Hóa Bánh Tết Với Cơm RượuLời Kết[Giải đáp] Nên Cúng Lễ Vu Lan Ở Nhà Hay Lên Chùa Trong 12 tháng thì ngày rằm tháng 7 là ngày…

  • Nội dung bài viếtTìm Hiểu Về Bánh Tết Đoan Ngọ Tại Việt NamNguồn Gốc Văn Hóa Ăn Bánh Tết Đoan NgọÝ Nghĩa Của Bánh Tết Đoan NgọVăn Hóa Bánh Tết Với Cơm RượuLời KếtHướng Dẫn Soạn Mâm Cỗ Cúng Rằm Tháng 7 Đầy Đủ Nhất “Tết cả năm không bằng Rằm tháng 7”, quan niệm…

Master Phùng Phương: Chuyên gia phong thủy trẻ tuổi nhất Việt Nam thuộc hiệp hội Phong Thủy Thế Giới IFSA

Trong suốt cuộc hành trình trên con đường kinh doanh, anh không thần thánh hóa phong thủy mà luôn lấy những tư tưởng của bộ môn khoa học đó làm ngọn hải đăng soi đường dẫn lối cho anh tới với thành công. Có phong thủy tốt cũng giống như việc đi đường xa mà có chú bảo mã song hành. Và tới giờ, các doanh nghiệp startup của anh vẫn luôn phát đạt nhờ những kiến thức phong thủy để thuận theo lẽ trời đất và nắm bắt cơ hội, kích vận tài lộc.

Trong hơn 10 năm qua, Master Phùng Phương đã dùng những kiến thức thực nghiệm để giúp hàng nghìn doanh nhân và chủ doanh nghiệp đắc tài lộc, gia đạo viên mãn và xây dựng hàng chục các công trình Đình, Đền, Chùa, biệt thự chuẩn phong thủy chính phái.

Đó cũng chính xác là những kiến thức thực nghiệm và thực tế mà Master Phùng Phương đã áp dụng khoa học phong thủy để phát triển bền vững 05 doanh nghiệp của anh chứ không phải lý thuyết sách vở.

Về tác giả
All search results