Bát hương là vật phẩm cốt yếu, không thể thiếu trên ban thờ Gia tiên. Tuy nhiên, trên bàn thờ Gia tiên có mấy bát hương mới hợp lý? lại là một câu hỏi không dễ trả lời với đa phần các gia chủ. Để lý giải câu hỏi này một cách thấu đáo nhất, các bạn cùng Phong Thủy Phùng Gia điểm qua bài viết dưới đây.
Ý Nghĩa Của Bát Hương Trên Bàn Thờ Gia Tiên
Bát hương (còn gọi với tên “bát nhang” hay “lư hương”) là vật phẩm thường gặp nơi ban thờ mỗi gia đình, nhà thờ, từ đường hay các điểm tâm linh công cộng (như đình, chùa, miếu…). Xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử, bát hương có thể xem là một điểm nhấn tâm linh giúp ta phần nào thấy được gia phong, truyền thống hay sự gắn kết thế hệ của một dòng tộc hay gia đình.
Là vật phẩm không thể thiếu cho gia chủ mỗi lần lên hương, thỉnh lễ, bát nhang còn được xem như một biểu tượng văn hóa, lưu giữ nhiều nhất lòng kính ngưỡng tâm linh mà các thế hệ hậu sinh gửi gắm tới Chư vị Phật Thánh, Gia Tiên – Tiền Tổ cùng những người thân đã khuất.
Chỉ một nén tâm nhang, tuy giản dị nhưng gói ghém cả Tâm thành, sự hướng thiện cùng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” cao đẹp của dân tộc. Sẽ là không quá để nhận định, bát hương cùng nén nhang ví như một cầu nối về tâm linh – vừa gửi gắm lòng thành cùng sự mong nguyện những điều an lành, tốt đẹp nhất mà mỗi gia chủ mong mỏi hay gửi gắm tới Tổ Tiên mình.
Cạnh đó, tro bát hương ta thường gặp nhất được lựa từ cây lúa nếp – loài cây mang cả khí Âm Dương, Thủy khí và Địa khí hòa hợp, rộng hơn là Sinh khí Đất Trời. Vì điều này, bát hương được quan niệm là nơi mà Chân linh Gia Tiên – Tiền Tổ sẽ trú ngụ, từ đó mà quán chiếu và phù hộ cho thân nhân, con cháu.
Bàn Thờ Gia Tiên Có Mấy Bát Hương Hợp Lý Nhất?
Như đã đề cập ở trên, bên cạnh các pháp khí phục vụ nghi lễ thờ cúng (như bộ “Tam sự”, bộ “Ngũ sự”, đèn, nến, nhang thắp…), bát hương là vật phẩm không thể thiếu để nghi thức thờ cúng được chu tất nhất.
Xét theo lễ tục truyền thống, với các gia chủ có thờ Phật tại gia, ban thờ Phật thường được tách riêng và an vị ở các vị trí cao hơn. Trong khi, ban thờ có thể thờ phụng chung cả Chư vị Thần Linh và Chân linh Gia Tiên – Tiền Tổ. Tuy nhiên, bàn thờ Gia Tiên có mấy bát hương hợp lý nhất? vẫn là băn khoăn của không ít gia chủ; bởi số lượng bát hương trên bàn thờ Gia Tiên khác nhau cũng mang những ý nghĩa không giống nhau.
Bàn Thờ Gia Tiên Có 1 Bát Hương
Trường hợp bàn thờ Gia Tiên có một bát hương thường gặp nhất ở các gia đình con thứ, mới tách ra ở riêng hay vì điều kiện kinh tế hoặc mặt bằng chưa cho phép (như đi làm ăn xa quê, không gian thờ cúng hẹp…).
Khi số lượng bát hương trên ban thờ chỉ là một, ta ngầm hiểu gia chủ sẽ thờ chung cả Chư vị Thần Linh và Gia tiên. Xét về phương diện tâm linh, đây chưa phải là cách cục tối ưu nhất, vì lẽ rất rõ ràng Chư vị Thần Linh luôn được xếp trên khi so với Chân linh Gia Tiên – Tiền Tổ (đều là “người trần, mắt thịt”).
Trong thực tế, ta rất thường bắt gặp các gia chủ thờ Phật tại gia mà bàn thờ chỉ có một bát hương duy nhất – không phân biệt dạng ban thờ kê trên ngai hay cố định treo khu vực tường).
Bàn Thờ Gia Tiên Có 2 Bát Hương
Thường gặp nhất với Ban thờ Gia Tiên có hai bát hương ở đối tượng người trung tuổi và nhất là ở các gia đình con thứ, gặp sự hạn chế về kinh tế hay không gian thờ tự (như phải sinh hoạt hay làm việc xa nhà, diện tích nơi cư trú và thờ tự hẹp…).
Khi có 2 bát hương trên bàn thờ Gia Tiên, ta sẽ chia làm 2 trường hợp:
- Việc thờ Chư vị Thần Linh và thờ Chân linh Gia Tiên được sắp đặt ở hai bát hương khác biệt. Với cách thức này, gia chủ đã thực hiện được việc xếp ngôi vị chính xác.
- Khi gia chủ thờ Phật tại gia: bát hương thờ Phật đứng riêng, trong khi bát hương thờ Chư vị Thần Linh và Gia Tiên sẽ được gộp chung. Cách cục này tuy khá phù hợp về tâm linh, song xét về ngôi thứ vẫn chưa có sự tách biệt giữa Chư vị Thần Linh và Gia Tiên cần có.
Một điểm cần lưu ý: Khi thờ hai bát hương, các gia chủ cần hết sức tránh xếp hai bát hương ngang hàng trên một ban thờ, tối ưu nhất có thể xếp một bát ở trên và bát hương còn lại ở dưới.
Bàn Thờ Gia Tiên Có 3 Bát Hương
Bàn thờ Gia Tiên có ba bát hương là cách cục sắp xếp phổ biến, thường gặp nhất trong nghi thức thờ cúng truyền thống của dân tộc ta. Với cách thức này, mỗi bát hương trên bàn thờ sẽ mang các ý nghĩa cụ thể như sau:
- Cách sắp xếp với ba bát hương trên bàn thờ Gia Tiên cụ thể như sau: Bát hương lớn nhất, ở chính giữa sẽ thờ Chư vị Thần Linh, bát hương bên phải thờ Gia Tiên và bát hương còn lại – bên trái bát hương Thần linh, sẽ thờ Bà Cô và Ông Mãnh (người trong nhà, mất khi còn trẻ song không quy tụ ở bát hương thờ Gia Tiên). Hướng sắp xếp bát hương đều theo quy ước: nhìn từ ngoài ban thờ nhìn vào. Các gia chủ cần lưu ý, mỗi lần lên hương đều lên ở bát nhang thờ Chư vị Thần Linh trước, sau đó mới đến bát hương thờ Gia Tiên, cuối cùng mới là bát nhang thờ Bà Cô – Ông Mãnh.
- Với gia chủ thờ Phật tại gia, cách thức sẽ chia ra làm ba như sau: bát hương thờ Phật; bát hương thờ Chư vị Thần Linh và bát hương thờ Gia Tiên.
Bàn Thờ Gia Tiên Có 4 Bát Hương
Bàn thờ Gia Tiên có bốn bát hương tương đối ít gặp ở các gia đình Việt Nam truyền thống nhưng lại xuất hiện ở các gia đình mà chủ nhân có thờ Phật tại gia. Khi đó, quy cách của ban thờ sẽ như cách sắp xếp với bàn thờ có ba bát hương như ở trên. Tuy nhiên, ở trên cùng sẽ thêm một bát hương thờ Phật; khi lên hương, các gia chủ sẽ thắp hương và khấn vọng Đức Phật trước tiên.
Bàn Thờ Gia Tiên Có 5 Bát Hương
Bàn thờ Gia Tiên có năm bát hương không thường thấy ở các gia đình Việt Nam truyền thống. Trường hợp này chỉ rơi vào trường hợp khá hãn hữu: vừa là cảnh hai vợ chồng tách ra ở riêng, cả hai vợ chồng đều là con trưởng, thậm chí đều là con một của hai bên gia đình.
Với cách thức này, năm bát hương trên bàn thờ Gia Tiên sẽ có các ý nghĩa như sau:
- Bát hương lớn nhất, nằm ở chính giữa sẽ thờ Chư vị Thần Linh và Thổ Địa;
- Hai bát hương bên trái (ứng với bên gia đình chồng) gồm bát hương thờ Chân linh Gia Tiên và bát hương thờ Bà Cô – Ông Mãnh bên nội.
- Hai bát hương bên phải (ứng với bên gia đình vợ) gồm bát hương thờ Chân linh Gia Tiên và bát hương thờ Bà Cô – Ông Mãnh bên ngoại.
Một Số Lưu Ý Khi Bài Trí Bát Hương Trên Bàn Thờ Gia Tiên
Để nghi thức thờ cúng được viên mãn, bên cạnh lưu tâm tới ý nghĩa của việc bàn thờ Gia Tiên có mấy bát hương, các gia chủ còn cần lưu ý tới cách bài trí bát hương trên bàn thờ như sau:
Đại Kỵ Việc Động Chạm, Xê Dịch Bát Hương
Việc động chạm hay xê dịch bát hương bi xem là điều tối kỵ, dễ kinh động đến Chư vị Phật Thánh hay Gia Tiên. Do đó, để việc thờ cúng được tối hảo, các gia chủ cần hết sức lưu tâm tới vị trí bát hương trung chính, tránh động chạm, làm xê dịch hay cập kênh bát hương.
Tránh Lựa Màu Bát Hương Thiếu Phù Hợp
Không ít gia chủ quan niệm có thể lựa lư hương màu vàng cho thêm phần trang trọng. Tuy nhiên, theo quan niệm tâm linh truyền thống, màu vàng là màu Hoàng tộc, thường phù hợp với các bậc Vua chúa phong kiến, thờ Thần hay thờ Phật. Phù hợp hơn, các gia chủ nên lựa các bát hương với men xanh, sứ ngà hay trắng.
Chú Ý Trang Phục Khi Hành Lễ
Thờ phụng là nghi thức tâm linh thiêng liêng, do đó, cần được thực hiện với lòng thành tâm và sự chỉn chu, đúng đắn. Trước khi thỉnh lễ, các gia chủ cần giữ thân thể sạch sẽ, tránh diện trang phục thiếu phù hợp (như áo cộc hay quần đùi); trước – trong và sau hành lễ đặc biệt tránh nói những lời không hay, bất kính hay xúc phạm.
Thường Xuyên Tịnh Sái, Làm Sạch Ban Thờ Và Bát Hương
Gia thờ là không gian tâm linh thiêng liêng, trong đó bát hương được xem là nơi Chân linh Phật Thánh và Gia Tiên trú ngụ, do đó hết sức tránh việc để ban thờ bừa bộn hay xú uế; cần thường trực giữ vệ sinh bát hương, nhất là trước các dịp mùng Một và ngày Rằm.
Thông thường, vào dịp cuối năm, nhất là 23 hay 30 tháng Chạp, các gia chủ thường tiến hành nghi thức tịnh sái, làm sạch ban thờ. Trước khi tiến hành, các gia chủ cần lên hương, khấn xin phép Chư vị Thần Linh và Gia Tiên. Trong các vật phẩm trên bàn thờ Gia Tiên, riêng bát hương và bài vị cần hết sức thận trọng, tránh xê dịch hay tùy tiện thay đổi vị trí.
Trường hợp chân hương quá đầy, cần làm nghi thức tỉa chân nhang, nên để lại 5 chân nhang trong bát hương. Với phần chân nhang đã rút tỉa, ta sẽ hóa, chôn ở nơi đất sạch hay dưới gốc cây lớn trong nhà, tránh đổ vứt tùy tiện.
Các Kiêng Kỵ Khác
Ngoài ra, để việc thờ cúng được tối ưu, các gia chủ cần lưu ý vài khía cạnh khác, như:
- Tránh dùng bát nhang với chất liệu bằng đá (các bát nhang bằng đá thường phù hợp với các địa điểm tâm linh như đình, chùa…);
- Không dùng cát làm tro cốt bát hương – đễ thiếu sạch sẽ, bị vón cục, khiến việc thờ cúng phát sinh các bất tiện;
- Hết sức tránh việc để ban thờ lộn xộn, thiếu thanh tịnh hay bát hương, đồ thờ cúng xiên lệch, hỏng hóc…
Lời Kết
Hi vọng, với các chia sẻ ở trên, các Quý bạn hữu không chỉ lý giải được câu hỏi bàn thờ Gia Tiên có mấy bát hương hợp lý nhất? một cách thấu đáo mà còn có thêm các tri thức đặc sắc về một nét tâm linh truyền thống của dân tộc.
Để có thêm các tri thức phong thủy hữu ích cũng như nhận được các ưu đãi lớn nhất về các vật phẩm chiêu tài, hóa sát và hướng nguyện may mắn, các bạn vui lòng điền form bên cạnh, Phong Thủy Phùng Gia sẽ kết nối và hỗ trợ các bạn trong thời gian sớm nhất.