Cùng Review về cuốn sách Dịch Lý Và Phương Pháp Luận Trong Phong Thủy qua bài viết dưới đây với Phong Thuỷ Phùng Gia nhé.
Truyền rằng, xưa thật xưa, không biết mấy ngàn năm trước Tây Lịch. Vua Phục Hy còn gọi là Bào Hy – vị vua thời Thái cổ, có thuyết cho rằng khoảng 2850 năm trước Tây lịch, nhìn thấy các khoáy phân ra từng đám, chẵn, lẻ từ 1 đến 9 hiện trên lưng con Long – Mã bằng vạch 1 nét liền ( -) tượng trung cho lẻ: dương, vạch 1 nét đứt (–) tượng cho chắn: âm.
Vua thấy rằng đầy trong trời đất không có gì không ngoài lẽ: một Âm một Dương. Có Âm có Dương thì có Tượng, có Tượng thì tự bên trong đã có vô số.
Lúc đầu Phục Hy vạch một lẻ để hình dung cho khí Dương, vạch 1 vạch chẵn để hình dung cho khí Âm. Nhưng hễ có 2 thì liền có 4, có 4 liền có 8…Âm Dương lên xuống, đầy vơi, qua lại, biến hóa không ngừng. Thái cực sinh ra Hai Nghi, Hai Nghi sinh ra Bốn tượng, Bốn tượng sinh ra Tám quẻ. Quẻ nọ chồng lên quẻ kia qua lại thành 64 quẻ.
Đôi Nét Về Dịch Lý Và Phương Pháp Luận Trong Phong Thủy
Chu Dịch là một trong ba bộ sách của Kinh Dịch còn tồn tại mặc dù còn nhiều thiếu sót, cắc cớ, không rõ ràng. Sau nhiều biến chuyển của thời gian, đổi thay của các triều đại, hai bộ Liên Sơn (bộ Dịch thư cuối của nhà Hạ) và Quy Tàng (bộ Dịch thư đời nhà Thương) thất truyền.
thế của Dịch là Biến, ngay trong ba bộ Liên Sơn, Quy Tàng và chính Chu Dịch cũng không thoát được khỏi quy luật biến hóa của Âm Dương. Chu Dịch tồn tại được nhờ Vương Bật chấp nối, ráp vá, hợp lại cho nên không thể nào toàn vẹn, đầy đủ và rõ ràng được.
Dịch thuyết truyền rằng, Kinh Dịch vốn khởi từ số mà các nhà khảo cổ gần đây cho biết đã đào được một số công cụ bằng đồng phát hiện thấy một loại phù hiệu gồm 6 chữ số được coi là hình thức quái hào của Dịch nguyên thủy. Nhưng có Lý của nó thì sẽ biết Số sẽ ở bên trong, lại nói Lý là vật vô hình cho nên phải xem Tượng mới rõ được Lý. Lý hiện ở Lời thì có thể do lời để biết được Tượng. Cho nên hễ hiểu được Nghĩa thì sẽ biết được số vậy.
Không như các bộ kinh khác như Kinh Thư, Kinh Thi…Dịch nói về sự biến đổi hóa vô cùng của vũ trụ toàn khắp, vô tận. Đọc Dịch phải nên giữ tâm tự nhiên, mình trống rỗng, lặng yên.
Tìm Nghĩa không bỏ Ý, tìm Ý thì không quên đạo lý lưu thông biến đổi thì mới hiểu được Dịch.
Nhìn chung, Chu dịch và phương pháp luận đề cập tới khối kiến thức vô cùng chặt chẽ về Dịch và tổ chức các hệ thống đa dạng và đa chiều tới tất cả mọi người.
Trân trọng giới thiệu tới quý vị bạn đọc thông tin và đầu sách thú vị!