Vì một yêu cầu cụ thể (như chuyển địa điểm cư trú, thay đổi mặt bằng kinh doanh hay lựa đặt ở cung vị cát tường hơn…) mà gia chủ cần xê dịch ban Thần Tài. Tuy nhiên, cần chú ý các điểm gì cũng như nghi thức được tiến hành cụ thể ra sao lại là khía cạnh cần sự chuẩn bị chu đáo, kỹ càng.
Các bạn cùng Phong Thủy Phùng Gia tìm hiểu các nội dung liên quan việc xê dịch ban Thần Tài qua bài viết dưới đây nhé!
Lựa Ngày Cát Lành Để Xê Dịch Ban Thần Tài
Ban thờ vốn là không gian tâm linh thiêng liêng, đại kỵ khi xáo trộn, gây động, đặc biệt là xiên lệch đồ thờ hay bát hương. Trong trường hợp cần xê dịch ban Thần Tài, các gia chủ cần hết sức lưu tâm việc lựa thời điểm sao cho phù hợp. Theo đó:
- Ngày di chuyển ban thờ nên là ngày Hoàng Đạo; tối ưu hơn nữa, cần là ngày và tháng hợp với tuổi của gia chủ
- Thời điểm xê dịch ban Thần Tài cần tránh phạm vào năm hạn của gia chủ (vướng hạn Tam Tai)
- Đặc biệt tránh chuyển ban thờ vào các ngày Nguyệt tận (ngày cuối cùng của tháng theo lịch Âm), ngày Nguyệt kỵ hay ngày Tam Nương (các ngày mồng 3, 5, 7, 14 và 23 Âm lịch).
Việc lựa chọn ngày Hoàng Đạo, tránh năm hạn hay các ngày kỵ không chỉ thể hiện tâm ý hướng về những điều may mắn, cát lành mà còn cho thấy sự cẩn trọng của gia chủ với các việc hệ trọng, nhất là khi xê dịch ban thờ Thần Tài (hay ban thờ Chư vị Thần linh, Gia tiên…) – là các khía cạnh tâm linh, chi phối trực tiếp tới vận khí, hưng thịnh của cả gia đình.
Cách Thức Xê Dịch Ban Thần Tài Chuẩn Phong Thủy
Việc xê dịch ban Thần Tài đi liền với hai trường hợp cụ thể: chuyển ban Thần Tài sang nhà mới hoặc di chuyển ban thờ sang vị trí khác, tối ưu hơn trong nhà. Do đó, nghi thức xê dịch ban Thần Tài cũng có những điểm khác biệt nhất định.
Cách Chuyển Ban Thần Tài Sang Nhà Mới Tối Ưu
Để việc chuyển ban Thần Tài sang nhà mới được chu tất, các gia chủ cần chuẩn bị tốt các bước như sau:
Lễ Chuyển Ban Thần Tài Sang Nhà Mới Gồm Những Gì?
Việc thờ cúng luôn cốt ở chân tâm, tùy vào điều kiện mà gia chủ có thể lựa mua vật phẩm cho phù hợp. Các vật phẩm cơ bản có thể chuẩn bị, như
- Trái cây (nên là Ngũ quả), biểu trưng cho chiêu tài, đón lộc
- Hoa tươi (cần có 5 bông hồng)
- Lễ mặn (xôi, gà trống luộc nguyên con, chai rượu và 3 chén nhỏ)
- 3 lá trầu, 3 quả cau
- Một chén nước sạch
- Cặp ngựa (một con màu đỏ, một con màu vàng) với đầy đủ phục y, kiếm mũ; một đôi áo quan có màu tương ứng (dâng cúng Chư vị Thổ công, Thổ Địa)
- 3 lễ tiền, 15 lễ vàng
- Văn sớ thiên di linh vị, di chuyển ban thờ Tài Thần
Chú ý: Việc xê dịch ban Thần Tài từ nhà cũ sang nhà mới sẽ gắn liền với nghi thức nhập trạch; việc cúng chuyển ban thờ thường sẽ được tiến hành cùng ngày (đã được lựa ngày Hoàng Đạo từ trước). Do đó, các gia chủ cần chuẩn bị hai mâm lễ:
- Mâm lễ thứ nhất phục vụ cho việc cúng ở nhà cũ, nơi an vị ban thờ cũ
- Mâm lễ thứ hai phục vụ nghi thức cúng nhập trạch chuyển ban thờ và bát hương vào nhà mới
Nghi Thức Cúng Chuyển Ban Thần Tài Tại Nhà Cũ
Trước tiên, gia chủ cần vận trang phục chỉnh tề, sắp lễ đã chuẩn bị từ trước đó gọn gàng, đẹp mắt cùng sớ – văn khấn được chuẩn bị đầy đủ. Đến giờ Hoàng Đạo, gia chủ lên 3 nén hương, lễ 3 lạy rồi đọc văn khấn xin chuyển ban Thần Tài sang nhà mới.
Văn Khấn Xin Chuyển Ban Thần Tài Tại Nhà Cũ
Toàn văn bài khấn xin chuyển ban Thần Tài tại nhà cũ như sau:
“Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Con lạy chín phương Trời, con lạy mười phương Phật
Hôm nay là ngày: …. tháng … năm ………… 20…
Tín chủ con là: …………………..tuổi….
Hiện đang trú tại: ………………………………………………
Kính cáo chư vị Tôn thần, nay vì điều kiện công việc cần di chuyển nơi cư trú, chúng con xin làm lễ Thiên Linh vị Tài thần Thổ địa, để đặt bàn thờ Thổ Địa Tài Thần tới địa chỉ cư trú mới.
Hôm nay nhân cát nhật lương thần, con xin làm lễ “Thiên di linh vị Thần đài” – Chuyển ban thờ Thổ địa mạch long thần từ ……….. đến địa điểm mới tại ……… Con kính xin chư vị Tôn thần bản gia, bản địa chấp lễ cầu cho được phép di chuyển bàn thờ sang nơi mới.
Tín chủ: ……………………. con xin dập đầu kính bái.
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật.”
Tiếp đó, gia chủ vái tạ và đợi gần hết tuần hương thì hóa vàng sau đó di chuyển bàn thờ từ nhà cũ sang nhà mới.
Trong quá trình di chuyển, các gia chủ cần lưu ý: việc di chuyển cần tiến hành nhẹ nhàng. Với riêng bát hương – để tránh lộ Thiên, ngăn ngừa Âm binh quấy phá, gây sự bất lợi – cần được phủ bằng nhiễu hay vải đỏ.
Nghi Thức Cúng An Vị Ban Thần Tài Tại Nhà Mới
Sang đến nhà mới, gia chủ tiếp tục làm lễ kính cáo Chư vị Thổ Địa, Thần linh nhằm đặt ban Thần tài tại địa điểm mới, thỉnh cầu sự tiếp nhận cho phép cư ngụ.
Tuy thủ tục đơn giản song mọi sự chuẩn bị (như sắm lễ, quá trình di chuyển ban thờ, bát hương…) đến địa điểm mới cần thận trọng, tránh sơ suất gây đổ vỡ, thất lạc…là những điều tối kỵ.
Sau khi đã an vị ban thờ Thần Tài ở nhà mới, gia chủ cần lên hương, cẩn cáo Tài Thần về việc chuyển bàn thờ thành công; bày tỏ lòng cảm tạ và khấn nguyện mọi sự được “đầu xuôi, đuôi lọt”, may mắn và hanh thông.
Trong 7 ngày kế tiếp, để Chư vị Thần Tài – Thổ Địa làm quen với địa điểm cũ, không vấn vương nơi cũ, gia chủ cần lên hương đều đặn, hết sức tránh việc quên hay giãn cách.
Cách Chuyển Ban Thần Tài Sang Vị Trí Khác Trong Nhà
Việc xê dịch ban Thần Tài sang vị trí khác trong nhà có thể đến từ các nguyên nhân khác nhau: vì lý do phát sinh bất tiện trong sinh hoạt; cung vị hướng ban Thần Tài hiện tại chưa thực tối ưu; tránh các thế phạm ở vị trí thờ cúng cũ…
So với nghi thức cúng chuyển ban Thần Tài từ nhà cũ sang nhà mới, cách thức cúng chuyển ban Thần Tài sang vị trí khác trong nhà sẽ giản dị hơn. Các gia chủ chỉ cần sắm một mâm lễ (các lễ vật giống như lễ vật cúng chuyển ban Thần Tài từ nhà cũ sang nhà mới đã liệt kê ở trên).
Nghi Thức Cúng Chuyển Ban Thần Tài Sang Vị Trí Khác Trong Nhà
Trước khi tiến hành, gia chủ cần lưu tâm đến ăn vận sao cho chỉnh tề, sắp đồ lễ đã chuẩn bị từ trước tại vị trí cũ của ban thờ, trong đó gồm: ba lễ tiền vàng, một ly nước sạch, ba chén rượu và một lọ hoa hồng 5 bông.
Đến giờ Hoàng Đạo, gia chủ lên hương, thắp lên bát nhang 3 nén, làm lễ 3 lạy, rót một chút rượu ra tay rắc lên bàn thờ rồi đọc bài khấn xin chuyển ban thờ.
Bởi Văn khấn chuyển bàn thờ Thần Tài sang vị trí khác trong nhà về cơ bản cũng giống với Văn khấn xin chuyển ban Thần Tài sang nhà mới (chỉ khác nhau về lời thỉnh cầu, loại bàn thờ, vị trí cũ và mới) nên ở đây sẽ không đề cập.
Văn Khấn Lễ Tạ Chuyển Ban Thờ Tài Thần
Sau khi đọc văn khấn xin chuyển ban Thần Tài sang vị trí mới, gia chủ hành lễ. Đến độ 2/3 tuần hương thì lễ tạ, hóa vàng. Gia chủ chỉ cần lấy tiền vàng trên ban thờ lót dưới và để nguyên di chuyển qua vị trí mới (đã được lựa trước); không cần bốc lại bát hương Thần Tài mới.
Khi đã an vị xong ban Thần Tài, gia chủ nên hóa toàn bộ số tiền vàng và lấy địa chỉ đem rắc vào tro hóa tiền. Tiếp đến, gia chủ cần lên tuần hương mới, châm lại rượu; khi hương cháy được khoảng ¼ thì đọc văn khấn lễ tạ như sau:
“Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Hôm nay là ngày………….. tháng……. năm……….
Tín chủ là:……………, xin tâm thành tiến lễ bái Thánh thần lai lâm trước linh đài, thụ hưởng lễ vật và chứng giám lòng thành của chúng con. Cho phép chúng con di chuyển bàn thờ của chư vị Tôn thần bản gia.
Chúng con xin các vị Tôn thần chuyển ban thờ đắc đáo linh địa, cư trung chính gia trung, tăng thêm mãnh lực. Từ nay trở đi, tuần rằm mồng một, lễ tết, xin tôn nhang, sửa lễ dâng cúng chư vị Tôn thần để tạ ơn và xin cầu Phúc Lộc.
Kính xin chư vị thần linh phù độ cho toàn gia chủ chúng con được nhân khang vật thịnh, khỏe mạnh, bình an, mọi sự vạn cầu sở nguyện, vạn ước khả thành, mọi công việc làm ăn hanh thông thuận toại, tài lộc dồi dào tốt tươi, bát tiết tứ thời hưởng vinh hoa phú quý.
Tín chủ: ……………………. cùng toàn gia xin dập đầu bái tạ!
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật”.
Sau khi lễ xong gia chủ đợi hết tuần hương thì có thể bắt đầu dọn lễ cúng. Và hoàn tất thủ tục chuyển bàn thờ sang vị trí mới.
Các Chú Ý Khi Xê Dịch Ban Thần Tài
- Xin quẻ Âm Dương khi chuyển bàn thờ: Theo quan niệm tâm linh, đây là nghi thức không thể thiếu khi khấn nguyện Chư vị Thần linh, Gia tiên xem có đồng ý với sự thỉnh cầu của người Dương hay không. Nếu hai mặt đồng xu cùng sấp hay cùng ngửa thì Chư vị Thần linh chưa đồng ý, nên lựa vào một thời điểm phù hợp hơn.
- Trước khi xê dịch ban Thần Tài, cần lựa cung vị, hướng cát lành, tối ưu về phong thủy nhất: Hướng đặt cần là hướng hợp với mệnh của chủ; mỗi một người sẽ có hướng cát lợi khác nhau.
- Tránh xê dịch ban Thần Tài vào Tháng 7 Âm lịch (Tháng cô hồn).
- Tránh xê dịch ban Thần Tài lại vướng các vị trí kỵ: đặt ngay dưới hay đối diện đèn; đối diện gương; đối diện toilet hay bồn rửa tay; không đặt dưới bàn thờ gia tiên hoặc treo trên tường…
- Không nên lập bàn thờ mới trước khi chuyển nhà mà chỉ nên lập sau khi hoàn thiện tất cả nội thất.
- Hết sức việc thường xê dịch ban Thần Tài (nói riêng) hay ban thờ cúng (nói chung).
- Trong quá trình xê dịch ban Thần Tài, đại kỵ việc gây đổ vỡ, thất lạc đồ thờ cúng. Các vị trí ban thờ cần trung chính, đặc biệt kỵ bát nhang có sự xiên lệch.
- Khi chuyển ban Thần Tài sang nhà mới, việc di chuyển cần tiến hành nhẹ nhàng. Với riêng bát hương – để tránh lộ Thiên, ngăn ngừa Âm binh quấy phá, gây sự bất lợi cho gia chủ.
Kết Luận
Với các thông tin như trên, hi vọng các bạn sẽ lý giải sâu sắc, bao quát hơn các khía cạnh về xê dịch ban Thần Tài cùng các tri thức phong thủy thực tiễn, hữu ích.
Để có thêm các thông tin hỗ trợ về thiết kế, tư vấn vật phẩm chiêu tài và kích hoạt may mắn, các bạn vui lòng để lại bình luận cùng số điện thoại hay liên hệ Phong Thủy Phùng Gia qua hotline 0858.111.999