Cách Tỉa Chân Hương Bàn Thờ Gia Tiên Mới Nhất 2021

Cách Tỉa Chân Hương Ban Thờ Gia Tiên
Cách Tỉa Chân Hương Ban Thờ Gia Tiên

Ban thờ là không gian tâm linh trọng yếu, được xem là “cầu nối tâm linh” mà mọi gia chủ hướng về Chư vị Thần linh, Tiên Tổ nhằm thể hiện sự trân trọng, biết ơn với quan niệm “Âm phù, Dương trợ”.

Một trong các nghi thức trọng yếu, không thể thiếu với bất cứ gia chủ nào, đó là việc tiến hành tịnh sái, rút tỉa chân hương bàn thờ gia tiên.

Vậy nghi thức này nên thực hiện khi nào? Mục đích, cách thức cũng như các lưu ý ra sao để mỗi gia chủ có thể hoàn thiện nghi thức này một cách tối hảo nhất? Các bạn cùng Phong Thủy Phùng Gia tìm hiểu các khía cạnh trên qua bài viết dưới đây.

Tỉa Chân Hương Là Gì?

Tỉa Chân Hương Là Gì?
Tỉa Chân Hương Là Gì?

Theo quan niệm dân gian, “Tỉa chân hương” (hay “Rút chân hương”,  “Tỉa chân nhang”) là nghi thức không thể thiếu của các gia đình duy trì tập tục thờ cúng Gia tiên. Thông thường, tỉa chân hương đa phần được các gia chủ thực hiện vào 23 tháng Chạp (hay ngày Rằm các tháng trong năm, song ít hơn), trong một loạt các nghi thức chuẩn bị cho năm mới.

Mục đích của việc tỉa chân hương không chỉ giúp tịnh sái ban thờ, ban thờ nhờ đó thêm gọn gàng, sạch đẹp mà còn mang ý nghĩa tâm linh sâu xa mà người sống mong gửi gắm tới Chư vị Thần linh và Tiên tổ.

Mục Đích Tỉa Chân Hương Bàn Thờ Gia Tiên?

Mục Đích Tỉa Chân Hương Bàn Thờ Gia Tiên
Mục Đích Tỉa Chân Hương Bàn Thờ Gia Tiên

Bát hương ban thờ Gia tiên có thể xem là “cầu nối tâm linh” giữa người sống hướng tới các Chư vị Thần linh và Gia tiên, Tiền Tổ.

Do được lên hương trong nhiều dịp (Lễ tết, ngày Sóc, ngày Vọng, ngày giỗ…), trong một thời gian dài và liên tục, nên lượng chân hương sẽ mau chóng đầy so với kích cỡ bát hương. Do đó, việc tỉa bớt chân nhang là việc không thể thiếu.

Theo quan niệm dân gian, khi chân hương quá đầy, các nén hương được thắp lên tiếp theo không chạm được vào bát hương được sẽ chèn lên chân hương trước, ý nghĩa tâm linh vì vậy đã không còn giữ được nhiều ý nghĩa. 

Cạnh đó, để chân hương quá cao không chỉ khiến ban thờ dễ bụi bẩn, nguy cơ hỏa hoạn tiềm ẩn mà còn như một tấm chắn “che mắt” thần linh, là điều tối kỵ.

Bởi vậy, việc tỉa chân hương bàn thờ Gia tiên không những đưa lại sự thuận tiện cho việc thờ cúng, khiến gian thờ thêm sạch đẹp, mà còn thể hiện trực tiếp nhất cho lòng thành của gia chủ hướng tới Chư vị Thần linh và những người đã khuất.

Thời Điểm Tối Ưu Nhất Cho Việc Tỉa Chân Hương Bàn Thờ Gia Tiên?

Thời Điểm Tối Ưu Nhất Cho Việc Tỉa Chân Hương Bàn Thờ Gia Tiên
Thời Điểm Tối Ưu Nhất Cho Việc Tỉa Chân Hương Bàn Thờ Gia Tiên

Thông thường, việc tỉa chân hương bàn thờ Gia Tiên được phần lớn các gia chủ tiến hành vào dịp 23 tháng Chạp, sau lễ cúng Ông Công, Ông Táo. Đây là thời điểm chuẩn bị khép lại năm cũ và cận kề năm mới với nhiều nghi thức tâm linh rất phong phú.

Với những gia đình việc lên hương ở ban thờ Gia tiên diễn ra không thật thường xuyên, thì thời điểm tỉa chân hương vào dịp 23 tháng Chạp mỗi năm có thể lý giải. Song, thực tế, có không ít gia chủ là trưởng họ hay con trưởng, phải đảm đương và thực hiện nhiều nghi thức tâm linh khác nhau, nếu chỉ rút chân nhang một lần trong năm, bát hương sẽ rất đầy.

Do đó, tùy vào tình hình thực tế, khi bát hương quá đầy, các bạn có thể thực hiện nghi thức tỉa chân nhang bàn thờ Gia tiên vào ngày Rằm của tháng. Chỉ cần thực hiện đúng và đủ các bước, ta có thể an tâm để tiến hành cho dự định này.

Xem thêm :

Cách Tỉa Chân Nhang Ngày 23 Tháng Chạp Mới Nhất 2021

Cách Tỉa Chân Nhang Ban Thờ Thần Tài Mới Nhất 2021

Lễ Vật Cho Nghi Thức Bao Sái Ban Thờ

Lễ Vật Cho Nghi Thức Bao Sái Ban Thờ
Lễ Vật Cho Nghi Thức Bao Sái Ban Thờ
  • 1 miếng thịt luộc.
  • 1 đĩa xôi.
  • 1 ấm trà và bộ 5 chén nhỏ.
  • 3 lễ tiền vàng
  • Hoa quả theo mùa.
  • 2 lọ hoa.
  • 1 tách nước sôi để nguội.
  • 3 chén rượu nhỏ.

Chú ý: Với các gia chủ có ban thờ Phật thì lễ vật sẽ bớt đi các đồ mặn. Việc dâng lễ cúng do vậy cần sự linh hoạt, sao cho phù hợp và tối ưu nhất tùy điều kiện và bài trí tâm linh nơi tư gia.

Hướng Dẫn Tỉa Chân Hương Bàn Thờ Gia Tiên

Hướng Dẫn Tỉa Chân Hương Bàn Thờ Gia Tiên
Hướng Dẫn Tỉa Chân Hương Bàn Thờ Gia Tiên

Chọn Người Tịnh Sái Ban Thờ

Người phù hợp nhất để tịnh sái ban thờ, tỉa chân nhang bàn thờ Gia tiên cần là người cẩn trọng, chỉn chu và có tâm với công việc tâm linh. Trước khi tiến hành các nghi thức liên quan việc tỉa chân nhang, người này cần tắm rửa sạch sẽ, vận trang phục chỉn chu khi hành lễ.

Xin Phép Trước Khi Tịnh Sái Ban Thờ

Để nghi thức tỉa chân nhang được chu tất, gia chủ nên chuẩn bị đồ lễ từ trước, lên hương và xin phép các Cụ (Ban Thần linh cũng như Gia tiên) để trình báo và xin phép sự chấp thuận để con cháu thực hiện nghi thức được tối hảo, an tâm.

Để tránh sự nhầm lẫn, các bạn nên chuẩn bị một chiếc bàn, trên có trải lụa hay giấy màu đỏ, tiện cho đặt bài vị. Nhiều gia đình có đặt chung bài vị các Thần và Gia tiên, nên để tránh xáo trộn vị trí, ta có thể đặt ở 2 nơi khác nhau cho tiện phân biệt.

Khi tuần hương tàn, ta có thể bắt đầu cho nghi thức được tiến hành.

Các Bước Tỉa Chân Hương Bàn Thờ Gia Tiên

Các bạn chú ý: Các vật dụng tỉa chân nhang luôn cần mới và sạch. Trong trường hợp dùng đồ cũ thì các vật dụng đó cũng chỉ chuyên phục vụ cho việc tịnh sái ban thờ.

  • Rượu gừng sạch: Dùng củ gừng tươi, rửa sạch giã nát, hòa vào rượu.
  • Chậu nước sạch.
  • Hai chiếc khăn sạch.
  • Nước hoa (không nhất thiết)
  • Một tấm vải hay tờ báo sạch. 

Bước 1: Để bắt đầu nghi thức tỉa chân nhang, các bạn lên hương và khấn theo bài được đính kèm dưới đây:

“Con Nam Mô A Di Đà Phật 3 lần

Tín chủ tên là………………………………………………………………………………………………………….

Cư ngụ tại địa chỉ:…………………………………………………………………………………………………..

Hôm nay ngày .. tháng .. năm tín chủ con tự xét thấy bản thân mình chưa chu toàn nên để hương án có chút bụi bẩn, có chút chưa được tịnh tịnh, xanh yên .

Tín chủ xin kính cáo với các chư Vị (tùy theo bàn thờ đó thờ thần linh, hộ pháp, hay gia tiên…), chọn đc ngày lành tháng tốt hôm nay xin cho phép tín chủ được sái tịnh để cho bàn thờ được trang nghiêm thanh tịnh, kính mong các chư vị chứng minh và gia hộ”.

Mong các vị tạm ẩn tạm lánh, độ cho cho con lau dọn được khang trang mỹ hảo, cho hương án được an chính vị, cho âm phần được an yên, cho gia cư được lạc thổ. Cho cung tài không động, cung lộc không hao.

Chúng con người trần mắt thịt, tội lỗi đầy thân, chỉ biết kính cẩn tâm thành nếu có gì si mê lầm lỡ kính xin được tha thứ bỏ quá đại xá cho”.

Khấn xong vái 3 vái , lên 3 nén hương , đợi hương tàn rồi bắt đầu tịnh sái ban thờ, tỉa chân nhang.

Bước 2: Trải tấm vải hay tờ báo sạch ở sát bát nhang. Để cố định vị trí bát hương, một tay giữ bát hương; tay còn lại, ta rút từng chân hương một cách nhẹ nhàng.

Các khóm chân hương đã rút khỏi bát nhang, ta để gọn vào tấm vải hay tờ báo đã trải sẵn; cần làm cẩn thận, tránh làm rơi vãi tàn nhang.

Bạn tuần tự tỉa chân nhang, cho đến khi trong bát nhang chỉ còn lại 3, 5, 7 hay 9 chân nhang. Số chân nhang đã tỉa ta để riêng ở khu vực sạch sẽ và hóa thành tro ở công đoạn kết thúc.

Cạnh đó, khi tỉa chân nhang, cần giữ để bát hương tránh bị xê dịch hay xiên lệch sang hướng khác.

Bước 3: Vắt khô khăn thấm rượu gừng; vẫn một tay giữ bát nhang, tay còn lại làm sạch bát hương. Nếu có tinh dầu nước hoa, các bạn có thể thêm một chút sẽ thêm linh khí.

Bước 4: Tỉa chân nhang và tịnh sái bát hương xong, ta nên rửa lại ly rượu, chén nước, mâm (đĩa) bồng hoa quả, đèn, bình hoa… 

Các đồ trên có thể cho vào chậu sạch, rửa kỹ và dùng khăn khô được chuẩn bị từ trước đó để lau khô. Với riêng ly đựng nước, bạn nên dùng nước sôi sạch để tráng.

Bước 5: Tro của chân nhang đã được để riêng (ở Bước 2) sẽ được đem đi hóa. Sau khi hóa xong, ta nên vùi vào gốc cây lớn (vùi gốc cây non, cây sẽ khó sống).

Cần hết sức tránh việc đổ tro tùy tiện ở nơi ô uế hay không phù hợp, dễ phạm phải “tán tài” theo quan niệm dân gian. Đến đây, việc tỉa chân nhang xem như được hoàn thành.

Bước 6: An vị đồ thờ, kính cáo và thỉnh cầu sự phù trợ.

Sau khi đã tịnh sái, tỉa chân nhang bàn thờ Gia tiên xong, các bạn cần lên hương, sắp xếp đồ lễ đã được chuẩn bị (liệt kê ở phần đầu bài viết) và đọc 1 bài văn khấn. 

Mục đích của nghi thức này để mời Chư vị Thần linh về ngự lại nơi ban thờ, tiếp tục phù hộ và giám sát cho gia chủ. 

Phong Thủy Phùng Gia xin chia sẻ cùng các bạn bài Văn khấn sau khi tỉa chân nhang bàn thờ Gia tiên như sau:

“Con lạy 9 phương trời

Con lạy 10 phương đất

Con kính lạy chư Phật 10 phương

Con kính lạy 10 phương chư Phật

Con kính lạy quan đương niên, đương cảnh, quan hành khiển, thần binh.

Con kính lạy các Ngài ngũ phương, ngũ mạch, tài thần, táo quân.

Tín chủ con là :

Cư trú tại :

Hôm nay ngày lành tháng tốt, con chọn được thời hoan khắc hỉ để sái tịnh lại hương án.

Nay việc dương đã tròn , cung thỉnh các vị các ngài hồi vị hương án cho con được tiếp tục phát tâm thờ phụng cốt vị.

Năm cũ lộc tài con xin tạ

Năm mới lộc mới con mong cầu.

Xin các vị các ngài độ cho tấm lòng thành, phù cho gia chủ con được an bình, thuận lợi. Xuất hành đi đến nơi về đến chốn.

Cuộc sống duyên lành mang tới, duyên dữ mang đi.

Tài lộc đủ đầy, việc dương thăng tiến.

Tâm trần con có

Lễ trần con dâng

Nếu âm điều con có thiếu sót, kính xin được tha thứ, chở che.

Mong các vị các ngài linh thiêng giáng hạ, chúng con xin kính thành cẩn cáo.

Con Nam Mô A Di Đà Phật ( 3 lần )”.

Các Lưu Ý Khi Tịnh Sái Ban Thờ Ngày Ông Công – Ông Táo

Các Lưu Ý Khi Tịnh Sái Ban Thờ Ngày Ông Công Ông Táo
Các Lưu Ý Khi Tịnh Sái Ban Thờ Ngày Ông Công Ông Táo
  • Về thứ tự tịnh sái trên ban thờ: Nếu ban thờ có bài vị, ta sẽ làm sạch bài vị trước, sau đó mới đến bát hương; sau cùng mới là các đồ thờ khác. 
  • Với gia chủ thờ Phật, cần thực hiện tịnh sái ban thờ Phật trước xong mới đến đồ thờ gia tiên và thần linh. 
  • Khăn lau hay chổi phục vụ việc tịnh sái ban thờ nên là đồ mới hay chuyên dụng, tránh dùng đồ bẩn hay chung đụng. Với khăn hay chổi đã quá cũ, cần thay đồ mới.
  • Nước phục vụ tịnh sái ban thờ phải tinh khiết. Sử dụng rượu trắng và gừng (hoặc nước ngũ vị) cho việc tịnh hóa ban thờ.
  • Trường hợp chân nhang, tro của bát hương quá đầy, ta chỉ nên bỏ bớt một phần chân hương và tro đi. Theo quan niệm, tro được xem là tài lộc của gia chủ, do đó, gia chủ chỉ nên tránh, không đổ tro đi quá nhiều. 
  • Trong quá trình thực hiện tịnh sái ban thờ, tỉa chân nhang, cần đặc biệt tránh việc kẹp đồ cúng vào chân, nách hay háng. Bộ ngũ sự và các đồ để cúng khác cần đặt cẩn thận, tránh làm sứt mẻ đồ cúng.
  • Hết sức tránh việc bát hương bị xiên lệch hay ập kênh. 
  • Đối với các bức tượng bằng đồng không nên lau rửa bằng rượu, cồn, hoặc hóa chất để tránh cho đồng khỏi bị ô xy hóa, han rỉ thành màu xanh hoặc nhanh bị xỉn.
  • Đại kỵ làm đổ vỡ đồ thờ cúng: Theo quan niệm dân gian, việc bất cứ vật phẩm nào vỡ cũng là điềm không hay, nhất là đồ thờ cúng lại gắn với tính thiêng liêng – biểu trưng cho sự an ổn, tôn kính của gia chủ với Thần linh và các vị Tiên tổ.

Xem thêm : Bốc Bát Hương Gia Tiên Cuối Năm 2021

Lời Kết

Hi vọng, với các chia sẻ trên của Phong Thủy Phùng Gia, các bạn không chỉ nắm được cách thức Cách tỉa chân hương bàn thờ Gia tiên một cách tối hảo nhất mà còn thêm lý giải về một nét tâm linh trong truyền thống văn hóa của dân tộc. 

Để có thêm các thông tin đặc sắc khác về phong thủy cũng như các vật phẩm chiêu tài, hóa sát khác, các bạn vui lòng lưu lại thông tin hay liên hệ qua hotline 0858.111.999

Có thể bạn quan tâm:

Đánh giá bài viết
Cập nhật lúc: 22:57 - 19-12-2020
Chia sẻ:

TIN LIÊN QUAN

  • Nội dung bài viếtTỉa Chân Hương Là Gì?Mục Đích Tỉa Chân Hương Bàn Thờ Gia Tiên?Thời Điểm Tối Ưu Nhất Cho Việc Tỉa Chân Hương Bàn Thờ Gia Tiên?Lễ Vật Cho Nghi Thức Bao Sái Ban ThờHướng Dẫn Tỉa Chân Hương Bàn Thờ Gia TiênChọn Người Tịnh Sái Ban ThờXin Phép Trước Khi Tịnh Sái […]

  • Nội dung bài viếtTỉa Chân Hương Là Gì?Mục Đích Tỉa Chân Hương Bàn Thờ Gia Tiên?Thời Điểm Tối Ưu Nhất Cho Việc Tỉa Chân Hương Bàn Thờ Gia Tiên?Lễ Vật Cho Nghi Thức Bao Sái Ban ThờHướng Dẫn Tỉa Chân Hương Bàn Thờ Gia TiênChọn Người Tịnh Sái Ban ThờXin Phép Trước Khi Tịnh Sái […]

  • Nội dung bài viếtTỉa Chân Hương Là Gì?Mục Đích Tỉa Chân Hương Bàn Thờ Gia Tiên?Thời Điểm Tối Ưu Nhất Cho Việc Tỉa Chân Hương Bàn Thờ Gia Tiên?Lễ Vật Cho Nghi Thức Bao Sái Ban ThờHướng Dẫn Tỉa Chân Hương Bàn Thờ Gia TiênChọn Người Tịnh Sái Ban ThờXin Phép Trước Khi Tịnh Sái […]

  • Nội dung bài viếtTỉa Chân Hương Là Gì?Mục Đích Tỉa Chân Hương Bàn Thờ Gia Tiên?Thời Điểm Tối Ưu Nhất Cho Việc Tỉa Chân Hương Bàn Thờ Gia Tiên?Lễ Vật Cho Nghi Thức Bao Sái Ban ThờHướng Dẫn Tỉa Chân Hương Bàn Thờ Gia TiênChọn Người Tịnh Sái Ban ThờXin Phép Trước Khi Tịnh Sái […]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Master Phùng Phương: Chuyên gia phong thủy trẻ tuổi nhất Việt Nam thuộc hiệp hội Phong Thủy Thế Giới IFSA

Trong suốt cuộc hành trình trên con đường kinh doanh, anh không thần thánh hóa phong thủy mà luôn lấy những tư tưởng của bộ môn khoa học đó làm ngọn hải đăng soi đường dẫn lối cho anh tới với thành công. Có phong thủy tốt cũng giống như việc đi đường xa mà có chú bảo mã song hành. Và tới giờ, các doanh nghiệp startup của anh vẫn luôn phát đạt nhờ những kiến thức phong thủy để thuận theo lẽ trời đất và nắm bắt cơ hội, kích vận tài lộc.

Trong hơn 10 năm qua, Master Phùng Phương đã dùng những kiến thức thực nghiệm để giúp hàng nghìn doanh nhân và chủ doanh nghiệp đắc tài lộc, gia đạo viên mãn và xây dựng hàng chục các công trình Đình, Đền, Chùa, biệt thự chuẩn phong thủy chính phái.

Đó cũng chính xác là những kiến thức thực nghiệm và thực tế mà Master Phùng Phương đã áp dụng khoa học phong thủy để phát triển bền vững 05 doanh nghiệp của anh chứ không phải lý thuyết sách vở.

Về tác giả
All search results