Hiếm có hình tượng linh vật nào như Rồng, ở cả phương Đông và phương Tây gắn liền với nhiều huyền tích, ăn sâu trong tâm thức tín ngưỡng và tâm linh con người như loài Rồng. Vậy Rồng Phong Thủy là gì? Ý nghĩa của linh vật này trong phong thủy cụ thể ra sao? Trong bài viết này, Phong Thủy Phùng Gia cùng các bạn sẽ tìm hiểu một vài điểm xoay quanh liên quan đến linh vật phong thủy này.
Rồng Phong Thủy Là Gì?
Rồng Phong Thủy là linh vật xuất hiện từ rất sớm trong tín ngưỡng và tâm linh các dân tộc phương Đông, nhất là ở các nước Đông và Nam Á, như Trung Quốc, Việt Nam, Đài Loan, Triều Tiên, Nhật Bản…
Trong tâm thức tín ngưỡng và tâm linh Á Đông, Rồng thường biểu trưng cho quyền năng và sức mạnh tối cao. Xuất hiện trong vô số điển tích và truyền thuyết, hình tượng khắc họa thường được nhận biết với nhiều nét siêu thực, như mang bờm sư tử trên đầu, có sừng hươu, vảy cá, mình của rắn và khả năng bay lượn uyển chuyển.
Đến ngày nay, Rồng vẫn là linh vật đầy linh thiêng, thường xuất hiện trong các công trình tôn giáo, tâm linh, được dân gian sùng kính và tôn thờ.
Ý Nghĩa Của Rồng Trong Phong Thủy
Biểu Trưng Cho Quyền Uy Và Sức Mạnh Của Vũ Trụ
Rồng là linh vật đứng đầu trong bộ “Tứ linh” gồm Long, Ly/Lân, Quy (rùa) và Phụng (phượng). Sở hữu sức mạnh vô song, do đó, đây là linh vật biểu trưng cho năng lượng tối cao. Trong phong thủy, Rồng linh vật đứng hàng đầu về chiêu nạp vượng khí. Đây cũng là linh vật có quyền năng khởi sinh tiết khí: làm ra mưa, phun ra lửa, lẩn khuất giữa tầng không hay ẩn khuất giữa các đám mây. Hình tượng “Lưỡng Long chầu nguyệt” (hay “Lưỡng Long tranh châu” hay hình Thái Cực?) biểu trưng cho sự hòa hợp nguyên khí Âm Dương hay Đất Trời – nền tảng của sự sống, sự sinh sôi và phát triển.
Tăng Uy Quyền Cho Người Sử Dụng
Trong số 12 con Giáp, quyền năng của Rồng luôn được xếp hàng đầu trong các linh thú. Bên cạnh hiệu năng hoá sát, đây là linh vật giúp chủ nhân nang cao vị thế.
Để tiền đồ rộng mở, sự nghiệp thăng tiến, Rồng Phong Thủy sẽ là lựa chọn không thể thiếu với người làm công tác ở các lĩnh vực như chính trị, người quản lý cấp cao, chủ doanh nghiệp hay các doanh nhân.
Một trong các vị trí Dương trạch thường được nhấn mạnh liên quan mật thiết với hình tượng “Tả Thanh Long…” – Rồng Xanh để tăng cường vị thế cho nam chủ nhân được hanh thông, thuận lợi nhiều bề.
Giúp Giải Trừ Họa Tiểu Nhân, Vận Hội Hanh Thông
Theo phong thủy, Rồng có tác dụng giải trừ tiểu nhân. Nếu đặt tượng Rồng ở hướng Thanh Long của ngôi nhà thì những kẻ tiểu nhân không dám quấy nhiễu. Qua đó mang lại sự yên lành, thuận lợi, thăng tiến trong công việc… tránh được những tai tiếng cũng như thị phi không đáng có.
Theo quan niệm phong thủy, Rồng là linh vật có thể hóa giải sát khí, giải trừ tiểu nhân. Một trong các phương thức trấn trạch chủ yếu để tăng cường vận khí tích cực cho dương trạch là đặt Rồng ở hướng Thanh Long. Nhờ đó giúp cân bằng Âm – Dương, cải thiện sự khuyết thiếu về long mạch, loại bỏ thị phi, đưa lại sự hanh thông cho gia chủ.
Chiêu Nạp Tài Vận, Tăng Phúc Khi Cho Gia Chủ
Không phải ngẫu nhiên lại có câu thành ngữ hay cách nói ví “Như Rồng gặp mây” (ý chỉ gặp được thời cơ, vận hội tốt đẹp). Từ lâu, trong quan niệm phong thủy, Rồng là linh vật sở hữu nguồn sinh khí mạnh mẽ, mang cả năng lượng Âm Dương của Trời Đất. Với năng lượng nội tại dồi dào, linh vật này hẳn sẽ đưa lại tài vận, phúc khí hanh thông và thịnh vượng cho chủ nhân.
Cải Thiện Tình Trạng Hôn Nhân Gia Đình
Trong quan niệm Á Đông, hình tượng Rồng và Phụng (hay Phượng) biểu trưng cho sự hòa quyện, gắn bó mật thiết về tình cảm đôi lứa. Đặt cặp linh vật này nơi vị trí cung Đào hoa sẽ kích hoạt tình cảm đôi lứa, gắn kết hạnh phúc gia đình, đúng như câu ví “Long Phụng sum vầy”.
Truyền Thuyết Về Linh Vật Rồng
Rồng xuất hiện trong cả các truyện kể, thần thoại dân gian ở cả phương Đông và phương Tây. Chỉ xét riêng ở phương Đông, con Rồng cũng xuất hiện qua rất nhiều điển tích và truyện kể.
Người Trung Hoa quan niệm Rồng vốn là con của Trời, sở hữu sức mạnh vô biên, có quyền năng “hô mưa, gọi gió”, điều tiết thiên khí cho mưa thuận, gió hòa, vạn vật sinh sôi, nảy nở.
Một truyền thuyết tiêu biểu về Rồng gắn liền với điển tích “Long sinh cửu tử.” Theo đó, theo tác giả triều Minh là Dương Thận trong cuốn “Thăng Am ngoại tập” có dẫn: “Theo truyền thuyết, rồng sinh chín con, mỗi người con mỗi khác…”9 người con này đều là con trai, song không con nào là Rồng. Về sau, 9 người con của Rồng đều trở thành những linh thú tiêu biểu, xuất hiện rất nhiều trong các điển tích, các công trình mang tính tâm linh hay tôn giáo.
Do sự khác biệt về dị bản mà hiện nay có 2 thuyết về danh tính 9 người con của Rồng.
- Thuyết thứ nhất, danh tính 9 người con của Rồng như sau: Bị Hí, Si Vẫn, Bồ Lao, Bệ Ngạn, Thao Thiết, Công Phúc, Nhai Xế, Toan Nghê và Tiêu Đồ.
- Thuyết thứ hai, danh tính 9 người con của Rồng cụ thể là: Tỳ Ngưu, Nhai Xế, Trào Phong, Bồ Lao, Toan Nghê, Bị Hí, Bệ Ngạn, Phụ Hí và Si Vẫn.
Cách Thỉnh Đặt – Bài Trí Rồng Tối Ưu Về Phong Thủy
Cách Lựa Chọn Linh Vật Rồng Theo Tuổi
Để thỉnh đặt Rồng tối ưu nhất về phong thủy, các bạn cần cân nhắc xem người sở hữu có tuổi phù hợp hay không. Dưới đây, Phong Thủy Phùng Gia lưu ý bạn cách thức để thỉnh đặt Rồng Phong Thủy rất dễ dàng!
- Căn cứ vào bộ “Tam Hợp”: Cụ thể gồm 3 tuổi Thân – Tý – Thìn. Người tuổi Thìn tương hợp với tuổi Tí (Chuột) và tuổi Thân (Khỉ). Do vậy, linh vật Rồng sẽ đặc biệt phù hợp cho các tuổi Thân, Tý, Thìn.
- Dựa vào quy luật “Tứ hành xung” (gồm 4 tuổi xung khắc nhau). Theo đó, Thìn thuộc bộ “Tứ hành xung” là Thìn – Tuất – Sửu – Mùi. Vì vậy, con giáp Thìn sẽ khắc/kỵ người tuổi Sửu (Trâu), người tuổi Mùi (Dê) và người tuổi Tuất (Chó). Dựa vào căn cứ trên, những người tuổi Sửu, Mùi, Tuất cần tránh sử dụng linh vật Rồng Phong Thủy.
Cách Khai Nhãn Cho Linh Vật Rồng
Để tối ưu về công năng phong thủy cũng như thuận đường tâm linh, Phong Thủy Phùng Gia xin chia sẻ cùng các bạn một vài lưu ý liên quan tới việc thỉnh đặt, bài trí Rồng Phong Thủy như dưới đây.
Lưu Ý Về Cách Thức Khai Nhãn Cho Rồng Phong Thủy
Bởi là linh vật tiềm tàng nguồn năng lượng dồi dào, bản thân Rồng Phong Thủy cũng hàm chứa thần khí mạnh mẽ. Do đó, để tối ưu năng lượng phong thủy, linh vật này cần được khai quang điểm nhãn bởi các Sư thầy trụ trì hay các Thầy Phong Thủy với cách thức phù hợp.
Dưới đây, Phong Thủy Phùng Gia xin chia sẻ cùng các bạn một số lưu ý về nguyên tắc & các điểm cần tránh khi bày đặt linh vật này.
Các Nguyên Tắc Bài Trí Rồng Hợp Phong Thủy
Nếu gia đình có nhà hướng ra sông hoặc biển thì nên đặt tượng Rồng quay về hướng đó. Có thể đặt tượng Rồng ở khu vực phía cửa sổ, đặt trên bệ cửa sổ hoặc là ở ban công. Gáy rồng hướng về phía biển, sông, giống như rồng bay lên khỏi mặt biển, càng làm gia tăng sự thịnh vượng cho gia chủ.
Xác định ngôi sao chiếu mệnh: sao chiếu mệnh (sao tốt) của bạn là ngôi sao nào, hãy xoay đầu Rồng về hướng sao đó. Sao chiếu mệnh thay đổi từng năm. Mỗi năm qua đi bạn phải xác định lại vị trí của sao chiếu mệnh để thay đổi hướng đầu Rồng sao cho phù hợp.
Luôn đặt Rồng Phong Thủy ở vị trí thông thoáng, đây là nơi có nguồn năng lượng tốt dồi dào rất phù hợp với Rồng.
Lưu ý viên ngọc trên tay Rồng, tránh để hướng tay Rồng quay ra phía cửa sổ hoặc cửa chính.
Bên cạnh đó, bạn có ý định đặt Rồng Phong Thủy tại cung tình duyên nhằm mang lại hạnh phúc. Tốt nhất là đặt nó bên cạnh chim Phượng hoàng phong thủy.
Đây chính là biểu tượng của cặp đôi uyên ương long phụng sum vầy. Nó sẽ giúp cho gia đình ngày một hạnh phúc, quan hệ đôi lứa trở nên chặt chẽ, bền lâu.
Xác định hướng tốt của bạn: Nếu bạn hợp hướng nào, hãy xoay đầu Rồng về hướng đó.
Đối với những gia đình mà xung quanh không có nước thì có thể đặt tượng con rồng ở hướng phía Bắc là tốt nhất. Bởi theo phong thủy, phía Bắc là mệnh Thủy (thủy ở đây chính là nước), cũng là hướng có nhiều nước nhất. Rất thích hợp với loài rồng vốn ưa nước, vì thế mà càng phát huy được công dụng của tượng rồng.
Ngoài ra, bạn hãy chắc chắn rằng đầu Rồng hướng về phía rộng rãi. Hãy tưởng tượng mắt Rồng có thể nhìn bao quát được phần lớn căn nhà hay không. Nếu vị trí đặt Rồng giúp mắt Rồng bao quát được phần lớn ngôi nhà, điều đó sẽ đem lại nhiều hơn may mắn và thịnh vượng.
Một Vài Kiêng Kỵ Khi Thỉnh Đặt Rồng Phong Thủy
- Tuyệt đối không được đặt tượng Rồng ở phía sau lưng của người ngồi. Bởi theo học thuyết Âm dương Ngũ hành thì việc đặt tượng ở vị trí như vậy trước hết là thể hiện sự bất kính. Tiếp nữa những hiệu ứng quyền lực được toát ra từ Rồng sẽ bị khống chế bởi thế lực khác.
- Không đặt đầu Rồng nhìn sát vào tường hay đặt Rồng ở khu vực góc nhà.
- Không nên đặt các linh vật phong thủy khác quá gần với Rồng ngoại trừ một số linh vật hợp với Rồng như phượng hoàng phong thủy.
- Không đặt quá 5 tượng rồng trong nhà.
- Tránh việc đặt Rồng ở nơi quá cao, tốt nhất là không được cao hơn đỉnh đầu của bạn.
- Không được để tượng rồng ở vị trí đối diện với người ngồi. Tức là đặt tượng ở vị trí chầu ngược vào chính diện của gia chủ, gây bất lợi cho gia chủ.
- Không đặt tượng ở hướng về phòng ngủ bởi như vậy sẽ dễ khiến cho trẻ nhỏ hay bị hoảng sợ, tạo ra những ảnh hưởng không tốt với trẻ.
- Ngoài ra những người đứng đầu một công ty tuổi Tuất thì không nên bài trí tượng Rồng bởi dễ gây xung khắc.
- Rồng là linh vật quyền năng tối cao đồng thời là linh vật số một trong phong thủy. Bạn hãy đặt Rồng ở một nơi thoáng mát, sạch sẽ. Đồng thời, tôn trọng ngài như một linh vật có linh hồn, chắc chắn bạn sẽ gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống.
Hình ảnh rồng phong thuỷ
Lời Kết
Hi vọng, với các chia sẻ trên của Phong Thủy Phùng Gia, các bạn không chỉ lý giải được các khía cạnh: “Rồng Phong Thủy là con gì? Ý nghĩa và các chú ý khi bài trí Rồng Phong Thủy?” mà còn có thêm các thông tin hữu ích để lựa chọn linh vật này sao cho phù hợp nhất với bản thân mình.
Để có thêm các thông tin đặc sắc về Thiềm Thừ phong thủy cũng như các vật phẩm chiêu tài, hóa sát khác, các bạn vui lòng lưu lại thông tin hay liên hệ qua hotline 0858.111.999