Vào dịp Rằm tháng 7 Âm, bên cạnh việc cúng Chư vị Thần linh, Gia Tiên cùng lễ “xá tội vong nhân”, nghi thức cúng ban thờ Thần Tài cũng được các gia chủ (nhất là người làm kinh doanh hay buôn bán) đặc biệt coi trọng.
Để nghi thức cúng ban Thần Tài được chu tất, không thể không đề cập Văn cúng Rằm Tháng 7 ban Thần Tài.
Vậy nội dung Văn cúng Rằm Tháng 7 ban Thần Tài cụ thể ra sao? Các bạn cùng Phong Thủy Phùng Gia điểm qua bài viết dưới đây để lý giải rõ hơn các nội dung này.
Ban Thần Tài Có Cần Cúng Rằm Tháng 7?
Theo lễ tục tín ngưỡng truyền thống, Tháng 7 Âm lịch là thời điểm gắn liền với hai đại lễ lớn – Lễ Vu Lan báo hiếu (gắn liền với điển tích đại đức Mục Kiền Liên trong Phật Giáo) và lễ “Xá tội vong nhân” (gắn liền với quan niệm Quỷ môn quan được Diêm Vương khai mở, ngạ quỷ được phép trở về với nhân gian). Đây cũng chính là thời điểm của Tết Trung Nguyên mà chúng ta vẫn thường nghe lâu nay.
Ngoài ra, việc cúng ban Thần Tài dịp rằm Tháng 7 không chỉ thể hiện cho lòng thành kính của gia chủ mà còn bao hàm nguyện ước bình an, chiêu tài, mời gọi may mắn; trên hết là mong cầu việc làm ăn, kinh doanh được hanh thông và thuận lợi – điều đặc biệt quan trọng với người làm kinh doanh, buôn bán.
Với các ý đã trình bày như trên, bên cạnh ban thờ Gia Tiên, việc cúng rằm Tháng 7 ban Thần Tài là nghi thức cần được chuẩn bị hết sức chu tất, không thể bỏ qua vậy!
Ý Nghĩa Việc Cúng Rằm Tháng 7 Ban Thần Tài
Tháng 7 Âm lịch (tiếng Trung 鬼月 guǐ yuè hay Tháng của Quỷ, Tháng Cô hồn) là thời điểm Diêm Vương khai mở Quỷ môn quan, âm vong có thể trở lại thăm Dương thế, các cô hồn dễ vất vưởng muôn nơi theo quan niệm dân gian. Đây là quãng thời gian gắn liền với nhiều lễ tục (lễ “Vu Lan báo hiếu của Phật Giáo), các kiêng kỵ gắn liền với tục “xá tội vong nhân” theo quan niệm dân gian.
Theo đó, việc cúng rằm Tháng 7 ban Thần Tài không chỉ thể hiện lòng thành kính của gia chủ mà còn bao hàm nguyện ước bình an, chiêu tài, mời gọi may mắn; mong cầu việc làm ăn, kinh doanh được hanh thông và thuận lợi.
Mâm Cúng Ban Thần Tài Ngày Rằm Tháng 7 Gồm Những Gì?
Tùy vào điều kiện và cách thức tín ngưỡng cụ thể mà mỗi gia đình có thể chuẩn bị sao cho chu đáo nhất lễ vật dâng cúng ban Thần Tài ngày rằm Tháng 7 Âm lịch.
Thông thường, lễ phẩm dâng cúng vào ngày sóc (mùng Một) hay ngày vọng (ngày Rằm) thường là lễ chay. Căn bản nhất vẫn ở chân tâm, lòng thành mà gia chủ hướng tới.
Với lễ chay, các gia chủ có thể chuẩn bị các vật phẩm, như:
- Hương
- Hoa tươi
- Bánh kẹo
- Trầu cau
- Trái cây
- Tiền vàng
- Gạo
- Muối
- Nước
- Đồ uống
Ngoài ra, gia chủ có thể thêm một số món mặn khác (như: rượu, thịt gà luộc, nem…).
Văn Cúng Rằm Tháng 7 Ban Thần Tài
Sau khi đã chuẩn bị và sắp xếp lễ vật đầy đủ, gia chủ lên hương ban thờ Thần Tài và khấn theo bài Văn cúng rằm Tháng 7 ban Thần Tài như sau:
“Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Con kính lạy Thần tài vị tiền.
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Con kính lạy Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.
Hôm nay là ngày rằm tháng Bảy…….
Tín chủ chúng con là…..
Ngụ tại…….
Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.
Chúng con thành tâm kính mới ngài Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.
Chúng con thành tâm kính mời ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Thần tài vị tiền và tất cả các vị thần linh cai quản trong khu vực này.
Cúi xin các ngài giáng lâm án tọa, xét soi chứng giám.
Nay gặp tiết Vu Lan, ngày vong nhân được xá tội. Chúng con đội ơn Tam Bảo, Phật trời phù hộ, thần linh các đấng che chở, công đức lớn lao nay không biết lấy gì đền báo.
Do vậy kính dâng lễ bạc, giãi tỏ lòng thành, nguyện mong nạp thụ. Phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình luôn mạnh khỏe, già trẻ bình an, một lòng hướng về chính đạo, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long.
Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!”
Các Chú Ý Khi Cúng Và Đọc Văn Khấn Ban Thần Tài Dịp Rằm Tháng 7
Để việc cúng ban thờ Thần Tài ngày rằm Tháng 7 được tối hảo, các gia chủ cần lưu ý các tiểu tiết như sau:
- Theo quan niệm dân gian, Thần Tài và Thổ Địa là hai vị Thần chủ về ban phát sung túc, niềm may mắn và phát đạt; bản thân hai vị đều hiện lên với nhiều nét tươi vui, xởi lởi…Do đó, các gia chủ cần chuẩn bị mâm cúng với nhiều sắc màu nổi bật: màu đỏ của nến, đèn dầu, sắc vàng của tiền mã, màu xanh của trầu – cau…Mâm cúng dẫu giản dị vẫn mang đậm sinh khí, hứa hẹn đưa lại may mắn, cát lành cho gia chủ.
- Khi lên hương ban Thần Tài cần chú ý vận trang phục chỉn chu, đúng đắn để thể hiện lòng thành kính, đảm bảo sự tôn nghiêm. Hết sức buông lời lẽ không hay, chửi thề trước, trong và sau khi dâng hương.
- Khuyến nghị dùng nến (đèn cầy) hay đèn dầu. Tránh dùng đèn điện nhấp nháy. Theo quan niệm, đèn điện hay đèn nhấp nháy khiến Dương khí quá thịnh, không thực tối ưu cho ban thờ Tài thần (thuộc Âm).
- Chỉ dâng hoa, quả tươi để cúng. Hết sức tránh việc dâng cúng hoa, quả giả. Chất liệu bình hoa nên là thủy tinh hay gốm sứ.
- Lộc sái sau khi cúng chỉ tán cho người nhà, tránh chia cho người ngoài.
- Gạo, muối sau khi cúng nên giữ lại, nước hoặc rượu nên đứng ở ngoài cửa tưới vào trong nhà ý nghĩa đem lại lộc và may mắn.
Kết Luận
Với các thông tin về Văn cúng rằm Tháng 7 ban Thần Tài như trên, hi vọng các bạn sẽ có thêm các tri thức phong thủy và lễ tục hữu ích.
Để có thêm các thông tin hỗ trợ về thiết kế, tư vấn vật phẩm chiêu tài và kích hoạt may mắn, các bạn vui lòng để lại bình luận cùng số điện thoại hay liên hệ Phong Thủy Phùng Gia qua hotline 0858111999