Trong “Truyện Kiều”, Đại thi hào Nguyễn Du có chia sẻ:
“Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ tài”.
Con người là đối tượng nghiên cứu của nhiều bộ môn khoa học khác nhau, trong đó có tướng mệnh học.
Dưới đây, các bạn cùng Phong Thủy Phùng Gia điểm qua đôi nét về cuốn sách “Nhân tướng học” của tác giả Hy Trương.
Đôi Lời Về “Nhân Tướng Học” – Một Góc Nhìn Nhân Học
Nội dung cuốn sách “Nhân tướng học” của tác giả Hy Trương lấy kinh điển tướng pháp Trung Hoa là sợi chỉ đỏ xuyên suốt. Cụ thể cho tư tưởng đó, là:
“Tướng tùy tâm sinh
Tướng tùy tâm diệt”.
Hai câu trên có thể xem là đã gói ghém đầy đủ nền tảng, tư tưởng cũng như giá trị định hình nhân sinh quan của môn khoa học này.
Nhân tướng học có một lịch sử phát triển dài lâu, nhưng nhân tố căn bản nhất để ngành khoa học này khởi phát đến ngày nay, xác lập được chỗ đứng bởi lẽ gì?
Có phải nhận rõ đúng người luôn là điều mỗi người trong chúng ta mong muốn hướng đến ư?
Ứng dụng của bộ môn tướng pháp cũng chẳng phải vô cùng rộng lớn, áp dụng được cho nhiều ngành: từ tuyển lựa nhân sự, quản trị, chọn đối tác kinh doanh, thậm chí, để lựa bằng hữu thôi cũng cần “mắt nhìn người”, không phải ư?
Để chiêm nghiệm cho chính mình trước cuộc đời nữa, đâu có gì sai?
Nhưng trên hết, nhân tướng học ngày một phổ biến ở cả phương Đông và phương Tây là bởi nó phản ánh một mối quan hệ mật thiết giữa nội dung (cái bên trong) và hình thức (ngoại diện bên ngoài).
Trên đời này, làm gì có điều gì có ở bên trong mà không biểu lộ ra bên ngoài. Tâm tính và khí sắc của con người cũng không nằm ngoài quy luật này?
Bố cục cuốn “Nhân tướng học” được chia làm 7 chương, đi từ các khái niệm, giới thiệu tổng quan về khuôn mặt với các bộ vị: Thượng Đình, Trung đình, Hạ đình; mối liên quan giữa các nét nhân tướng về thanh trọc, tính cách, thọ yểu…Đây là các nội dung mà mọi độc giả yêu thích tướng pháp không nên bỏ qua để nắm được phương thức lý giải nhân dạng cụ thể qua khuôn mặt.
Điểm nhấn của cuốn sách này dành hẳn một chương dài đề cập về ứng dụng của nhân tướng với việc chọn bằng hữu, bạn đời, người cộng sự hay cấp trên của mình. Đây là các nội dung hẳn bất cứ bạn đọc nào cũng không thể bỏ qua.
Như với người bằng hữu khảng khái sẽ có các điểm như: ánh mắt cương cường nhưng không lạnh lẽo; mũi thẳng và cao; thấy việc đại nghĩa sẽ bất chấp nguy nan; tính tình độ lượng.
Hay với người nghĩa hiệp: ánh mắt sáng mà không lộ; luôn nhìn thẳng mục tiêu; giọng nói rõ ràng; không sợ uy quyền hay lụy về tiền bạc…
Với người điềm đạm, thâm trầm thì: thần thái thư thái, thanh thản; vẻ vui buồn (ít) không lộ…
Hi vọng với một vài chia sẻ về nội dung của “Nhân tướng học”, các bạn sẽ có cách thức tiếp cận tác phẩm này thêm khoa học và ứng dụng được nhiều nét tinh hoa bao hàm.
Để có thêm các tri thức khác về phong thủy chính phái; các vật phẩm cải vận, chiêu tài hay hóa sát cùng thông tin về các ấn phẩm đặc sắc khác, các bạn vui lòng để lại bình luận hay liên hệ Phong Thủy Phùng Gia qua hotline 0858.111.999