Phong thủy sân vườn là bộ phận không tách rời của phong thủy nhà ở. Bên cạnh công năng về môi sinh, thẩm mỹ, sân vườn còn là không gian giúp mỗi gia chủ cùng người thân có những phút giây thư giãn, tái tạo năng lượng, nâng cao hiệu suất và sức sáng tạo trong cuộc sống.
Cuốn “Phong thủy sân vườn” của dịch giả Lương Quỳnh Mai và Lý Thanh Trúc góp thêm góc nhìn về mảng tri thức này.
“PHONG THỦY SÂN VƯỜN” – Đôi Lời Cảm Nhận
Ngay cả khi đô thị hóa là xu thế tất yếu, con người vẫn luôn bằng cách nào đó “nhân lên” không gian xanh nơi cư trú (Dương trạch) của mình. Giản đơn nhất là trang trí nơi phòng khách, bàn làm việc, phòng sinh hoạt chung các cây thế, cây cảnh, cây thủy sinh…”quy mô” hơn là cơi nới hay bài trí cây xanh nơi ban công nhà mình (rất phổ biến ở các tòa chung cư).
Nhấn mạnh các điều trên để thấy, chỉ cần khi không gian cho phép, sự hiện hữu cây xanh là điều gần như không thể thiếu với sự sinh hoạt của con người. Do đó, “Phong thủy sân vườn” là nhân tố không thể thiếu để không gian sống của chúng ta thêm hoàn thiện cả về thẩm mỹ, công năng và ý nghĩa phong thủy.
Với xuất phát điểm đó, phần đầu cuốn sách khái lược cho bạn đọc các ý niệm căn bản nhất về phong thủy, đặc biệt nhấn mạnh mối tương quan giữa công năng của khu vườn với phong thủy Dương trạch – nơi cư trú của con người.
“Mục đích của Phong thủy là gì? Là tạo sự hài hòa và sự cân bằng. Và vườn có lợi ích gì?…là nơi để tĩnh tâm khi cần lấy lại sự cân bằng tự nhiên” (trích “Phong thủy sân vườn”, chương I, trang 10).
Một điều không thể phủ nhận, đó là con người vốn xuất phát từ tự nhiên, nên từ trong huyết quản đến thực chứng cuộc sống, chúng ta không thể tách rời thiên nhiên. “Phong thủy sân vườn” về thực chất, là cầu nối để con người sống hài hòa hơn, cân bằng hơn, cảm nhận rõ hơn và nhạy cảm hơn mà thôi!
Bởi là cuốn sách đi vào ứng dụng, nên ở các phần kế tiếp, cuốn sách đi vào việc phân loại chi tiết các hình thái vườn tiểu biểu nhất, như:
- Vườn sản xuất
- Vườn giải trí
- Vườn lãng mạn
- Vườn trẻ
- Vườn trong sân
- Vườn Zen Nhật Bản (vườn Thiền)
Bởi mỗi loại hình vườn có cách bài trí, thậm chí công năng khác nhau mà cách thiết kế, bài trí và bố cục, hướng cổng, lối đi…cũng khác nhau.
Bất kỳ một không gian nào của Dương trạch cũng có các nhân tố hỗ trợ nhằm tối ưu công năng phong thủy. Với vườn, theo dịch giả Lương Quỳnh Mai và Lý Thanh Trúc, cũng có 8 tác nhân để bổ cứu phong thủy, như:
- Ánh sáng
- Âm thanh
- Màu sắc
- Sự sống
- Sự chuyển động
- Sự tĩnh lặng
- Dụng cụ chức năng
- Đường thẳng
Với cách trình bày mạch lạc, nội dung chi tiết và hình minh họa cùng sự chỉ dẫn phong phú, “Phong thủy sân vườn” không chỉ là cuốn sách dành cho những kiến trúc sư hay người làm thiết kế cảnh quan chuyên nghiệp, mà đối tượng của cuốn sách là tất cả những ai đang quan tâm đến môi trường sống cân bằng và hài hòa nhất.
Nếu bạn đang tìm kiếm một cơ ngơi cư trú, ít nhiều bạn sẽ có những tri thức để nhận biết cơ ngơi đó có hợp với mình không? Nếu bạn là người dự trù những ý tưởng cho không gian sống của mình, chắc chắn cuốn sách sẽ cho bạn những ý tưởng quý báu. Khi bạn đã có một sân vườn, “Phong thủy sân vườn” hẳn cũng đưa lại cho bạn nhiều góc nhìn mới mẻ nhằm tối ưu hóa ý nghĩa phong thủy tiềm ẩn xung quanh mình.
Download Phong Thuỷ Sân Vườn PDF
Lời kết
Để có thêm các tri thức khác về phong thủy chính phái; các vật phẩm cải vận, chiêu tài hay hóa sát cùng thông tin về các ấn phẩm đặc sắc khác, các bạn vui lòng để lại bình luận hay liên hệ Phong Thủy Phùng Gia qua hotline 0858.111.999