Trong thời cổ đại của Trung Quốc, các thuật tiên đoán thường được chia thành 3 hình thức: Kỳ môn, Thái ất và Lục nhâm. Trong đó hình thức tiên đoán và luận giải về Kỳ môn độn giáp hôm nay sẽ được bàn tới trong đầu sách ngày hôm nay.
Đôi Nét Về Đầu Sách Kỳ Môn Độn Giáp
Kỳ môn độn giáp là một hình thức tiên đoán quan trọng và ảnh hưởng lớn nhất trong tất cả ba môn chiêm bốc kể trên. Người ta thực hiện tiến hành nghiên cứu Kỳ môn độn giáp bởi đây chính là di sản văn hóa của người Trung Hoa và cũng là phương pháp nhận thức vũ trụ quan uyên thâm của tổ tiên người Trung Quốc truyền lại cho hậu thế.
Không những vậy Kỳ môn độn giáp là sự kết hợp hài hòa giữa thời gian, không gian và các con số. Đó cũng là cách thể hiện một cách tổng quan và đa tư duy các hình thức tồn tại của vạn vật cũng như bất kỳ một đặc điểm hay như mối quan hệ của mỗi sự vật.
Kỳ môn độn giáp có giá trị lớn và nhiều ý nghĩa tích cực về mặt tư duy đa chiều đối với sự phát triển của Triết học và khoa học phương Đông. Đây cũng là những kiến thức để hiểu biết về thế giới tự nhiên khác xa với những kiến thức khoa học của nền văn hóa phương Tây.
Tuy nhiên trong quá trình phát triển, lưu truyền Kỳ môn độn giáp lại bị thêm vào những yếu tố duy tâm chủ quan, thậm chí những tư tưởng hoang đường, đáng cười. Nói một cách khác, Kỳ môn độn giáp gồm 3 khía cạnh: thần thoại hóa về sự xuất hiện Kỳ môn, mô phỏng của chủ nghĩa duy tâm về dộng ứng, những pháp thuật mê tín như niệm chú.
Muốn công việc nghiên cứu bộ môn Kỳ môn độn giáp được phát triển toàn diện chúng ta cần khái quát toàn bộ kiến thức triết học logic hơn để áp dụng nhuần nhuyễn vào cuộc sống thực tế hàng ngày.
Phần lớn những tài liệu cổ xưa ghi chép về Kỳ môn độn giáp đều cho rằng từ thời kỳ của Hoàng đế người ta đã sáng lập ra Kỳ môn độn giáp. Chẳng hạn đối với đầu sách “Yên ba điệu tẩu ca” chính là một truyền thuyết thần thoại về Kỳ môn độn giáp.
Với các truyền thuyết khác về Kỳ môn độn giáp như về long mã cõng bức tranh và trên lưng rùa thần có một quyển sách xuất hiện trên sông Hoàng Hà, đều được quy về một truyền thuyết. Ngoài ra còn một hiện tượng về con chim phượng màu lông sặc sỡ ngâm một quyển sách trời, bay trên không trung mà tạo ra căn cứ để xác định Kỳ môn sau khi trời nổi gió.
Xét từ các kiến thức đơn giản về lịch sử, nếu Kỳ môn độn giáp xuất hiện từ thời kỳ Hoàng đến và tồn tại trong điển tích văn hóa quan trọng tuy nhiên trên thực tế Kỳ môn không thần kỳ và xa vời đến thế.
Và cuốn sách này trên có sở giải thích nguyên lý cơ bản của Kỳ môn độn giáp, chủ yếu giới thiệu cách sắp xếp bố cục Kỳ môn phi bàn và cách quy định về thời gian trong một năm.
Với những nội dung như vậy đây là cuốn sách dùng để tham khảo thuật tiên đoán cổ đại Trung Hoa vô cùng độc đáo và thần bí!
Trân trọng giới thiệu tới quý bạn đọc về đầu sách!