Giới Thiệu Sơ Lược Về Đập Dương Công/杨公材简介

Giới Thiệu Sơ Lược Về Đập Dương Công

Dương Công tài (vốn có tên 杨公坝 hay bãi bồi, bờ kè nhà Dương Công) vị trí nằm tại mạn Bắc thôn Khoan Điền, cách huyện lỵ trung tâm 15km. Khu vực gắn liền với đồi núi, địa thế trũng thấp, dễ úng dễ hạn, tiện lợi về giao thông thủy lẫn bộ. Đa số các thôn xóm khu vực này đều tập trung và kiến thiết ven bờ sông Mai Giang. 

Master Phùng Phương trên đường tìm hiểu về Đập Công Dương - Cổng Làng Dương Công
Master Phùng Phương trên đường tìm hiểu về Đập Công Dương – Cổng Làng Dương Công

Năm 2018, toàn khu vực bờ kè này đều được xem như di chỉ liên quan đến Dương Công phong thủy phái. Cả một phạm vi rộng lớn, như sông Kỳ, Cam Thảo, Quan Khanh, Thạch Lĩnh, Hòa Bình, Khanh Khẩu, Hà Đầu, Vĩnh Phong, Phong Thanh…11 tổ nhỏ nằm trong danh sách này, diện tích lên đến 7,5km². Đất ruộng nội khu vực gồm 1092 mẫu, đất rừng chiếm 4560 mẫu, tổng số hộ cư dân 555, nhân khẩu 2247 người, nhân lực trong độ tuổi lao động 898 người, chi bộ Đảng 1 người, Đảng viên 55 người, cán bộ Lưỡng ủy 6 người. Kinh tế nội khu chủ yếu tập trung từ tham quan du lịch, nuôi cá sinh thái, trồng cây nông sản…

 

Khí thế hùng vĩ địa danh nơi đây càng tô điểm thêm cho những câu chuyện mang tính truyền kỳ gắn liền với các công trình như Quản thị tông miếu (từ đường dòng họ Quản) cũng như điển tích 板凳定向 (dùng ghế đẩu định hướng công trình) đi liền với tên tuổi Dương Quân Tùng đại sư.

 

Thời cổ, người nhà họ Quản sau khi di cư đến bờ đê Mang Đồng (nay là bờ kè Dương Công), khi nhà đã dần hưng vượng, nhân đinh ngày một đông, đã đồng lòng thống nhất xây dựng từ đường chung cho gia tộc mình. Với tính chất hệ trọng, mang ý nghĩa đại sự, đặt nền móng cho họ tộc đời đời, người nhà họ Quản đã thỉnh mời bậc Danh sư về Địa lý tới nhằm chọn ra ngày đẹp, lựa được phương vị đắc địa cho công trình tộc họ mình.

 

Khi đó, Dương Quân Tùng (Dương Cứu bần) được người nhà họ Quản mời đến khu vực kè Mang Đồng để lựa ra khu vực đặt nền, xây nhà thờ họ.    

Nhà thờ họ
Nhà thờ họ

Sau khi Dương Cứu bần tới, thông qua tiến hành quan sát, Ông nhận thấy khu vực đất mạn kề cận sông (nơi đặt nhà thờ họ hiện tại) là cuộc đất đẹp, đắc địa. Tuy nhiên, với các hạng mục khác liên quan như làm theo hướng nào, phương vị nào đẹp tiến hành động thổ, Ông chỉ nhắn sẽ trở lại sớm vào ngày động thổ sau đó rời đi.

Đến ngày đẹp cho việc động thổ, Dương Cứu bần đến khá sớm tại điểm thực địa, người giám sát thi công nhà họ Quản vẫn chưa tới, chỉ có các gia nhân đang làm tại công trình. Dương Cứu bần đại sư tiện tay kéo một chiếc ghế, hướng mặt ra sông Mai Giang và ngồi xuống. Ông vừa quan sát thế đi của Long mạch dãy núi trước mắt, lại vừa điều chỉnh phương hướng nơi chiếc ghế đẩu mình đang ngồi, tới khi thực sự mãn ý mới dừng lại. Ông ngồi một lúc, vẫn không thấy người giám sát người nhà họ Quản tới. Gia nhân làm công trình thấy Ông diện đồ bình thường cũng không lộ vẻ quan tâm. Nhận thấy vẻ lạnh nhạt đó, ông không nói gì, chỉ đứng lên rồi rời đi.

Vị quản gia nhà họ Quản ở nhà đợi Dương Công tới, sắp đến giờ Hoàng đạo rồi vẫn không thấy người đâu. Vội tới công trình tìm, hỏi ra mới biết người vừa đến ban nãy là Dương Công, bèn cắt cử người đuổi theo. Đuổi kịp rồi, bèn hướng về phía Dương Công đại sư bù lễ, ôn tồn mời Ông quay trở lại. Đến lúc này, Dương Công bèn nói:

  • Đã đi tới đây rồi, ta không tiện quay lại nữa. Các anh chiếu theo hướng chiếc ghế ban nãy ta ngồi mà đặt nền là được rồi!

Người nhà họ Quản đối chiếu theo phương hướng của chiếc ghế như lời Dương Công dặn và ngôi nhà thờ họ được xây dựng lên sau đó.

Hơn 1 năm sau, Dương Công lại ghé qua đập Mang Đồng, lúc này, khu từ đường đã hoàn tất. Viên quản gia họ Quản trông thấy Dương Công, vội thỉnh Ông ghé qua công trình xem có điểm nào cần góp ý. Dương Công dạo quanh nhà thờ một vòng, thấy gia nhân đang đào hố trước cổng bèn tiến lại hỏi anh ta đào hố để làm gì? Người gia nhân nọ bèn trả lời đào hố để chôn cột buồm đá. Vốn dĩ anh ta đào hố với mục đích đặt cột cờ đá nhưng lại nói nhầm thành cột buồm đá. Nghe vậy, Dương Công bèn quay sang hỏi viên quản gia nhà họ Quản:

  • Các ngài muốn cột buồm có thể chuyển động hay không chuyển động?

Viên quản gia kia vốn cho rằng vạn vật có chuyển động được mới chủ về sự sống; ngược lại, mọi vật bất động ám chỉ cái chết. Vì vậy, người này càng khăng khăng muốn vật có thể chuyển động được.

 

Theo quan niệm và tập tục cổ xưa, để phát quan lớn thì cột cờ đặt trước nhà cần tĩnh. Ngược lại, động lại hàm ý treo cột buồm. Có thể chuyển động chủ về cột buồm bị vướng mắc hay treo trên thuyền. Chính vì điều này, nhà thờ họ Quản sau khi đã hoàn tất, họ Quản rất lâu sau đó (vẫn) chỉ đẩy thuyền bằng sào [ý nói không phát quan]; từ đường lại sát ngay bờ sông Mai Giang, thường bị nạn lụt đe dọa. Điều này xuất phát từ kết cấu nền đất, Tăng Tiên Hậu Xung đảo qua, sửa vài lần, lần cuối cùng phá hủy, chỉ giữ lại nền móng. Người nhà họ Quản cũng cảm thấy nản lòng. Về sau, người họ Quản là Thân Trọng Thanh nói Dương Công báo mộng, nếu trùng tu nhà từ đường đúng theo chỉ dẫn còn trừ được nạn ngập lụt. Mọi người sau khi bàn bạc bèn quyết định chiếu theo nền móng ban đầu để dựng ngôi từ đường, dùng nguyên vật liệu từ đá để tu sửa, tái thiết công trình này.

 

Vào năm Mậu Tý thời vua Khang Hi, toàn mặt công trình từ đường đã được hoàn thành như chỉnh thể di chỉ từ đường như ta được thấy như hiện tại. Người nhà họ Quản nhận thức rõ việc hồi hướng, tưởng niệm Dương Công đại sư (Dương Cứu bần), đã đặt Thần vị tại nội điện công trình này. Điều này giải thích cho đoạn thơ được viết trên tường sảnh bên trong nhà thờ: (dùng) Ghế đẩu định hướng hiển linh thông, Nhân đinh hưng vượng tại tộc trung, Quản thị từ đường kim khuyển tại, Mang Đồng bà nhân xứng Dương Công [Tạm dịch: Ghế đẩu định hướng thật hiển linh/ Nhân đinh gia tộc vượng khó bì (ý chỉ phần cháu con rất vượng)/ Nhà thờ họ Quản như còn mãi/ Ngài Dương Công đất Mang Đồng mãi lưu  danh].

 

Nét đặc sắc trong cách cục bố trí của nhà thờ họ Quản có thể nói đến như: cặp sư tử đá tư thế ngồi trong sân trước cửa chính; căn trước khu từ đường được mở với 3 cửa; trên đỉnh cửa chính giữa nhà thờ khảm một tấm trường phương bằng đá hồng nổi bật 4 chữ lớn “Quản thị tông từ” (từ đường nhà họ Quản); từ cửa chính đi vào nội điện bên trong nối tiếp tới phần bục hành lễ; ngay trước bục này lại có giếng trời; hai bên giếng trời đều có khoảng không gian phục vụ người nhà hay khách đến chầu lễ. Phần đại sảnh khi tiến vào trung tâm từ đường được bố trí cân đối, mạn trái đặt “藏经所” (Tàng kinh sở), mạn phải có “试卜轩” (Thí bốc hiên). Trên bậu cửa giữa treo bức đại tự 继述堂 (Kế thuật đường). Phần hậu kiến trúc được bố trí đặt tổ đường. Trên ban thờ bày bài vị tiên tổ họ Quản qua các đời. Mặt trước tổ đường còn có hai từ đường nhỏ; mạn hiên trái chủ về 尚羲祠 (Thượng Hi từ); mạn hiên phải chủ về 崇功祠 (Sùng Công từ) gắn liền với công trạng của Trọng Thanh khi duy tu công trình. Riêng mạn sau tổ đường còn bố trí thêm tòa nhà ngang, chia ra căn trên, căn dưới, giúp khách thập phương tới dâng cúng hay tiện lợi tá túc vào các dịp lễ quan trọng.

Từ đường nhà họ Quản từ sự quy hoạch hay bố cục, bài trí đều toát lên nét sâu sắc tinh tế của văn hóa trọng hiếu [孝悌文化]. Đi vào lối cửa chính công trình, phần đỉnh đầu là bục hành lễ lớn, bài vị được đặt mặt sảnh nơi đối diện, chủ ý việc hành lễ cùng các nghi thức luôn hướng về tiên tổ. Hai bên được thiết kế lầu treo, dành cho gia nhân hay khách quý cùng hướng về bục lễ mỗi khi nghi thức được cử hành. Loại thiết kế này nhiều công trình từ đường chưa từng bắt gặp, đã làm nổi bật xuyên suốt tôn chỉ 慎终追远 [Thận chung truy viễn: Luôn nghiêm túc truy cầu giá trị tích cực không ngừng nghỉ] của Nho gia, tô điểm đậm nét cho chủ đề chữ Hiếu của công trình.

 

Tại lối vào đại sảnh trung tâm, mạn trái đặt “藏经所” (Tàng kinh sở) hay bày gia phả họ tộc. Người xưa có câu: “聚族而居,族必有祠,人必有家,家必有谱” (tạm dịch: Họ tộc quần tụ tất cần có nơi thờ cúng, (như) người tất cần có nhà; nhà tất cần có Gia phả). Gia phả được xem như sợi dây xuyên suốt mối quan hệ gia đình thân tình cũng như các liên kết gia tộc chung huyết thống, lâu nay vẫn được xem như truyền thống quý báu của dân tộc Trung Hoa.

 

Phần mạn phải đại sảnh đặt “试卜轩” (Thí bốc hiên), tương tự như thư viện tư, hỗ trợ cho cháu con trong dòng tộc thực hành việc ôn luyện tại đây.

 

Tế tự là bộ phận quan trọng trong nghi thức thờ Địa lý Dương Công. Đối tượng thờ cúng thường được chia làm 3 loại: Thiên thần; Thổ Địa, Nhân thần. Thiên thần (khi cúng) được gọi là 祀 (tự = cúng); Thổ địa khi cúng gọi là 祭 (tế); tông miếu 宗庙 hay còn gọi là 享 hưởng.

 

Tháng 3 năm Trung Hòa thứ 5 đời vua Đường Hi Tông (tức năm 885), khi Dương Quân Tùng ghé qua thôn Hoàng Kim, huyện Vu Đô (thuộc địa phận Khoan Điền nơi đặt nhà từ đường ngày nay), nhận thấy môi trường, cảnh quan sơn thủy hữu tình: cây cối xanh tươi, trúc trồng thẳng tắp, núi rừng hiện rõ vẻ thanh tú, khí hậu mát mẻ…quả là nơi hết sức lý tưởng cho sự cư trú của con người là vậy!

 

Có thể bạn quan tâm:

Đánh giá bài viết
Cập nhật lúc: 12:07 - 13-10-2023
Chia sẻ:

Master Phùng Phương: Chuyên gia phong thủy trẻ tuổi nhất Việt Nam thuộc hiệp hội Phong Thủy Thế Giới IFSA

Trong suốt cuộc hành trình trên con đường kinh doanh, anh không thần thánh hóa phong thủy mà luôn lấy những tư tưởng của bộ môn khoa học đó làm ngọn hải đăng soi đường dẫn lối cho anh tới với thành công. Có phong thủy tốt cũng giống như việc đi đường xa mà có chú bảo mã song hành. Và tới giờ, các doanh nghiệp startup của anh vẫn luôn phát đạt nhờ những kiến thức phong thủy để thuận theo lẽ trời đất và nắm bắt cơ hội, kích vận tài lộc.

Trong hơn 10 năm qua, Master Phùng Phương đã dùng những kiến thức thực nghiệm để giúp hàng nghìn doanh nhân và chủ doanh nghiệp đắc tài lộc, gia đạo viên mãn và xây dựng hàng chục các công trình Đình, Đền, Chùa, biệt thự chuẩn phong thủy chính phái.

Đó cũng chính xác là những kiến thức thực nghiệm và thực tế mà Master Phùng Phương đã áp dụng khoa học phong thủy để phát triển bền vững 05 doanh nghiệp của anh chứ không phải lý thuyết sách vở.

Về tác giả
All search results